Triển lãm mỹ thuật ‘Sắc xuân Mậu Tuất 2018’

Trần Trung Sáng| 18/01/2018 09:30

Hôm nay 18/01/2018, tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng (số 78 Lê Duẩn, Tp Đà Nẵng) khai mạc Triển lãm "Sắc Xuân Mậu Tuất 2018", do Hội Mỹ thuật thành phố phối hợp cùng Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức.

Triển lãm mỹ thuật ‘Sắc xuân Mậu Tuất 2018’
Tác phẩm Chợ Hoa

Với 42 tác phẩm của 30họa sĩ thể hiện bằng nhiều chất liệu sơn dầu,tổng hợp, Acrylic,sơn mài,phấn tiên,trúc chỉ v.v… cùng nhiều đề tài phong phú, Triển lãm “Sắc Xuân Mậu Tuất 2018” đã làm nên một bức tranh  tổng hợpmàu sắc vui nhộn của một Đà Nẵngtươi trẻ đón chào mùa xuân mới đầy sức sống. …

Theo họa sĩ Hồ Đình Nam Kha, Chủ tịch Hội mỹ thuật Đà Nẵng: “Bằng nhiều thủ pháp, đường nét, màu sắc, hình khối,  chất liệu,cùng với nội dung, ý tưởng phong phú và đa dạng,  Triển lãm “Sắc Xuân Mậu Tuất 2018” hy vọng sẽ đem đến người thưởng ngoạn những cảm xúc mới lạ,tươi vui cho bức tranh mỹ thuật Đà Nẵng khởi sắc bước vào năm mới. Có thể nói, mỗi bức tranh của mỗi tác giả là sự gắn kết những tâm hồn đồng điệu, gắn kết những yêu thương, sẻ chia cuộc sống với không gian và thời gian soi rọi vào tâm thức,ý tưởng bằng hình ảnh, ánh sáng của đời thường để rồi bắt đầu một ngày mới,một mùa Xuân mới, một nhịp sống mới tươi sáng, lạc quan…”.

Điều thú vị ở cuộc triển lãm lần này, bên cạnh những đề tài về Mùa Xuân, thiên nhiên, con người, cuộc sống, thành phố yêu thương... , khá nhiều tác phẩm của các họa sĩ đã tập trung về đề tài con Giáp qua các bút pháp trẻ trung và sáng tạo.

Một họa sĩ trẻ cho hay, trong văn hóa Á Đông, chó được xếp vị trí thứ 11 của 12 con giáp với chi Tuất, là con vật gắn bó thân thiết từ lâu đời với con người, có những đức tính tốt đẹp được tôn vinh như trung thành, thông minh. Thế nhưng, để thể hiện con vật này qua tác phẩm mỹ thuật lại không phải dễ dàng so với các con giống khác. Chẳng hạn, để thể hiện vẽ theo phong cách dân gian, thì ngay trong tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hầu như không thấy nhiều  hình ảnh con chó (tranh gà, tranh lợn...  thì có). Họa sĩ Thành Chương, người chuyên vẽ các con Giáp trên các  bìa báo vào dịp Tếthàng năm từng tiết lộ: “Tôi hầu như chưa vẽ hình ảnh con chó trong tranh. Tôi hay vẽ con trâu hơn”. Một số họa sĩ có vẽ con vật này, nhưng ít ai diễn tả nó với cách nhìn đơn lẻ,  mà thường có sự phối hợp với hình tượng khác. Cho nên, những chú chó được gặp gỡ tại Triển lãm “Sắc Xuân Mậu Tuất 2018” có thể nói là khá mới lạ,  đã đem lại những cảm xúc bất ngờ. 

Điển hình nơi đây như: bức tranh Xuân về (60x80, acrilyc) của Huỳnh thị Thắng thể hiện chân dung một chú chó lông xù, màu sắc vô cùng sinh động, đang lao về phía trước, như đang hướng về vòng tay chủ nhân với tình cảm trìu mến, yêu thương. Bức tranh Tuất 2 (acrilyc) của Ngô Mạnh cũng là chân dung một chú chó con, đôi mắt tròn xoe, chừng như ngơ ngác trước bầu trời mùa xuân. Xuân Mậu Tuất (80x120, acrilyc) của Nguyễn Duy Luân mang một bố cục quen thuộc diễn đạt thiếu nữ mặc áo dài ngồi bên cạnh lọ hoa, nhưng khác biệt nơi đây là chú chó hiện diện trong vòng ta cô gái với dáng điệu rất sinh động. Thiếu nữ và thú cưng (100x100) của Trần văn Tâm là chân dung của cô gái cùng chú chó cưng lồng giữa những bông hoa xòe cánh, như niềm hạnh phúc của người và vật trước thiên nhiên cùng chào đón mùa xuân...

   Triển lãm “Sắc Xuân Mậu Tuất 2018” sẽ kéo dài từ nay đến hết ngày 26/01/2018./.
Bài liên quan
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm mỹ thuật ‘Sắc xuân Mậu Tuất 2018’
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO