Đời sống văn hóa

Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam”

Kim Thoa 08:32 19/08/2023

Triển lãm nhằm giới thiệu quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của biển đảo Việt Nam; Góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

b3a62330-f871-479f-b6c1-593490f1cc00-4527.jpeg
Tác phẩm "Thắng cảnh hải đăng Kê Gà"

Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam” từ 27/8 - 3/9/2023 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia 2023 với chủ đề “Bình Thuận - Hội tụ xanh” do Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam phối hợp với UBND 22 tỉnh, thành phố thực hiện.

Triển lãm nhằm giới thiệu quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của biển đảo Việt Nam; Góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Triển lãm cũng góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, nâng cao hơn nữa tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức tránh nhiệm với biển, đảo quê hương.

Với chủ đề "Bình Thuận - Hội tụ xanh", triển lãm nằm trong khuôn khổ Năm du lịch quốc gia 2023. Qua các nội dung trưng bày và chương trình giao lưu nghệ thuật, triển lãm sẽ giới thiệu quảng bá, tôn vinh các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và sản phẩm du lịch đặc sắc của biển, đảo Việt Nam.

vong-cung-pho-bien-nha-trang-ho-trung-lam-5867.jpg
Phố biển Nha Trang (Ảnh trưng bày triển lãm).

Khu trưng bày chung với chủ đề Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam giới thiệu 270 hình ảnh, hiện vật về biển, đảo Việt Nam gồm 4 nội dung: Tư liệu, hiện vật về văn hóa biển, đảo Việt Nam trong lịch sử; xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam; trưng bày ảnh nghệ thuật về biển, đảo Việt Nam; tuổi trẻ Việt Nam với biển, đảo quê hương.

Không gian này giới thiệu các bản đồ cổ, tư liệu Hán-Nôm, châu bản triều Nguyễn về chủ quyền biển đảo đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; hình ảnh, kỷ vật đoàn tàu không số, đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, hiện vật đặc biệt như cờ Tổ quốc được treo trên đảo Trường Sa và các nhà giàn DK1, hiện vật, trang phục lễ hội cư dân vùng biển; bộ sưu tập ngư cụ đánh bắt và công cụ lao động sản xuất cư dân vùng biển, các tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí, âm nhạc, ảnh nghệ thuật về biển đảo…

Trong khuôn khổ triển lãm sẽ diễn ra các chương trình nghệ thuật dân gian truyền thống giới thiệu nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể, trình diễn nghệ thuật đường phố giúp người dân và du khách hiểu hơn về nét đẹp của từng vùng, miền Việt Nam.

Điểm nhấn là lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu Bình Thuận”; các tiết mục tôn vinh loại hình di sản văn hóa phi vật thể, như: Bài chòi (Phú Yên, Bình Định), hát xẩm (Ninh Bình), múa rối cạn (Hải Phòng)… cùng nhiều loại hình nghệ thuật trình diễn đường phố khác từ các tỉnh, thành phố.

Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam” là hoạt động văn hóa có ý nghĩa, thông qua hình thức tuyên truyền trực quan thể hiện sự tôn vinh, tri ân đối với các thế hệ đã hy sinh vì hòa bình, thống nhất đất nước; Nâng cao nhận thức của Nhân dân nhất là thế hệ trẻ về ý thức bảo vệ chủ quyền, biển đảo; Góp phần quảng bá hiệu quả về di sản văn hóa biển đảo, thúc đẩy phát triển du lịch, đồng thời nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc cùng chung tay bảo vệ môi trường biển./.

Bài liên quan
  • Sắp diễn ra Lễ hội Điện Huệ Nam tháng Bảy Âm lịch năm 2023
    Lễ hội Điện Huệ Nam dự kiến diễn ra từ ngày 23 - 25/8 (8 - 10/7 Âm lịch) nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Huyện Chương Mỹ: Chuyển đổi số, cải cách hành chính, Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để phát triển
    Với quyết tâm cao, bám sát chủ đề công tác năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 39-CT/HU của Huyện ủy, quý I năm 2025, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật, trong đó có công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06.
  • "Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá"
    Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty TNHH TMDV Viên An Group (VAG), đơn vị độc quyền thương hiệu Yi He Tang tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố chính sách nhượng quyền Yi He Tang Việt Nam năm 2025 với chủ đề Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Di sản văn hóa biển, đảo Việt Nam”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO