Triển lãm "Châu Á bí ẩn": Dòng gốm Cây Mai thất truyền được tái sinh

Thạch Vũ| 06/01/2023 16:10

Triển lãm “Châu Á bí ẩn” lần đầu tiên quy tụ các hoạ sỹ nổi tiếng của nền hội hoạ Việt Nam, tại đây nghệ thuật gốm Cây Mai truyền thống của xứ Nam bộ xưa được tái sinh.

z4017375508778_b6f4647de5f611c56a236abdd8ca2b63.jpg
Quần thể tiểu tượng lò Bửu Nguyên tại Tuệ Thành hội quán, niên đại 1908 có chủ đề "Điển tích Lục quốc đại phong tướng" trên nóc mái tiền điện - Dòng gốm Cây Mai.

Triển lãm Châu Á bí ẩn (The Asian Mystique) được diễn ra tại Lụa Là Artspace & Gallery (số 189C/4 Nguyễn Văn Hưởng - phường Thảo Điền - TP Thủ Đức - TPHCM) từ nay và kéo dài cho tới ngày 19/1/2023. Trong đó, tại phần triển lãm gốm, lần đầu tiên người xem sẽ được ngắm các sản phẩm gốm được các nghệ nhân chế tác theo kỹ thuật của gốm Cây Mai ngày xưa.

Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của dòng gốm Cây Mai đã thất truyền từ đầu thế kỷ 20, các nghệ nhân đã tìm hiểu rất nhiều tư liệu xưa cũng như nghiên cứu những sản phẩm còn được lưu giữ để tái hiện lại những sản phẩm đặc trưng nhất của lò Cây Mai vang danh.

z4017365088250_3fe9dbcea7d1d03eb3faa91da335f0d4.jpg
Cặp đôn gốm Cây Mai đắp nổi quần thể điển tích của lò Đồng Hòa được đưa ra đấu giá trên trang web của Nhà Asium (Paris, Pháp) vào năm 2018.

Sản phẩm khu lò gốm Cây Mai bao gồm loại đồ gốm thông dụng có kích cỡ lớn, loại sản phẩm có trang trí mỹ thuật, các loại ống dẫn nước và tượng bằng đất nung và đồ sành men màu. Loại sản phẩm gốm độc đáo và đặc trưng của gốm Cây Mai sản xuất cuối thế kỷ XIX và đầu XX là gốm men màu được rất nhiều thương gia ưa chuộng bởi vẻ đẹp dịu dàng không phô trương.

z4017361208353_d1a2527db6bd321d95d9894448ea5608.jpg
Sách Gốm Cây Mai, Sài Gòn xưa xuất bản lần đầu năm 1994. Sau 26 năm, NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM đồng hành cùng nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng - Nguyễn Đại Phúc (và hai cộng sự là Lưu Kim Chung & Nguyễn Đức Huy) tiến hành chỉnh lý và bổ sung thêm nhiều lập luận và hình ảnh sinh động minh chứng cho bề dày nghệ thuật của dòng gốm Cây Mai.

Bên cạnh đó, triển lãm lần này cũng trưng bày nhiều bộ sưu tập tranh độc đáo như như bộ tranh thể hiện nét uy nghi của các bậc vương tôn thời phong kiến của tác giả Bùi Hữu Hùng, Trần Minh Tâm. Bộ sưu tập của hoạ sỹ Tạ Huy Long với một nước Việt lược sử sống động bằng tranh. Triển lãm còn trưng bày nhiều tác phẩm của các hoạ sỹ nổi tiếng Trương Văn Ý, Nguyễn Tư Nghiêm, Hứa Diệu Nữ, Trần Nguyên Dũng…

Bài liên quan
  • Khai mạc Trưng bày “Quốc Tử Giám Trường Quốc học đầu tiên”
    Để tái hiện lịch sử hình thành và phát triển của Quốc Tử Giám, giúp khách tham quan hiểu hơn về trung tâm đào tạo nhân tài lớn nhất Việt Nam thời phong kiến, sáng 20/12, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Lễ khai mạc Trưng bày “Quốc Tử Giám Trường Quốc học đầu tiên”.
(0) Bình luận
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Sắp diễn ra Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025
    Vào ngày 22/4/2025 tới đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính phối hợp cùng Tổ chức Phát triển đầu tư vốn tư nhân (VPCA), Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures tổ chức Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm "Châu Á bí ẩn": Dòng gốm Cây Mai thất truyền được tái sinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO