Triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội chính Đảng năm 2023

Theo Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội| 05/01/2023 10:42

Sáng 4/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023. Dự và chỉ đạo hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

z4012408827715_61cf64d02beb1f396bc14c08787a7468.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Ban Nội chính Trung ương.

Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Dự và chủ trì tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức.

Đẩy nhanh tiến độ xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng

Trình bày báo cáo tổng kết tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Nội Chính Trung ương Võ Văn Dũng cho biết, trong năm 2022, ngành Nội chính Đảng đã nỗ lực, cố gắng, chủ động, tích cực triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, đảm bảo hoàn thành theo chương trình, kế hoạch đã đề ra. Nổi bật là, đã tập trung nghiên cứu, xây dựng nhiều đề án lớn, quan trọng, khó, chuyên môn sâu, trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua đúng tiến độ, có chất lượng tốt.

Ban Nội chính Trung ương đã tham mưu Bộ Chính trị tổ chức thành công hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, tạo bước tiến mới về nhận thức, lý luận, sự tin tưởng, quyết tâm cao trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ban Nội chính Trung ương đã phát huy bản lĩnh, quyết liệt, sáng tạo trong tham mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, tạo bước tiến mới trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó, công tác theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát đạt được nhiều kết quả tích cực; lần đầu tiên Ban Nội chính Trung ương tiến hành kiểm tra, giám sát chuyên đề theo chức năng, nhiệm vụ.

Đáng chú ý, Ban Nội chính Trung ương đã tham mưu thành lập và triển khai hoạt động của 63 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các tỉnh, thành phố, tạo sự đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, cơ sở trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương: “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt". Kết quả bước đầu trong hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã khẳng định chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, được cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương

Phát biểu tham luận tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết, trong năm 2022, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo ban hành và triển khai thực hiện quyết liệt nhiều quy định, chủ trương, giải pháp về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sớm thành lập Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo... Ban Chỉ đạo đã họp 5 phiên, tập trung chỉ đạo xử lý 28 vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

z4012409218110_04f08afdb38602c6256a7e586d2863e3.jpg
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến tham luận tại Hội nghị.

Cùng với đó, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về cơ chế phát hiện, xử lý sai phạm trong quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong năm qua, Thành ủy, các cấp ủy đảng đã kiểm tra đối với 1.581 tổ chức đảng, 599 đảng viên; giám sát đối với 949 tổ chức đảng, 575 đảng viên. Các cơ quan hành chính của Thành phố triển khai 339 cuộc thanh tra, đã kết luận 201 cuộc; phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi 33,9 tỷ đồng; kiến nghị kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với 61 tập thể và 85 cá nhân...

Công tác điều tra, truy tố xét xử tiếp tục được đẩy mạnh, kịp thời điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Trong đó, các cơ quan tố tụng Thành phố đã thụ lý, điều tra 67 vụ/127 bị can; truy tố 28 vụ/66 bị can, xét xử 41 vụ/105 bị cáo về các tội phạm kinh tế, tham nhũng, chức vụ. Tòa án nhân dân Thành phố đã đưa ra xét xử sơ thẩm 08 vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trực tiếp chỉ đạo và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phân công cho Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố thực hành quyền công tố.

Cũng theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, trong năm qua, các cơ quan tố tụng của Thành phố đã chủ động, kịp thời xác minh thu giữ, thu hồi tổng số tiền để khắc phục thiệt hại trên 619 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,5%. Cơ quan Thi hành án dân sự đã thu hồi được trên 710 tỷ đồng (tăng trên 671 tỷ đồng so với năm trước).

z4012409582024_0b114f531dddd5258c56211b9fea1dee.jpg
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, từ kết quả công tác Nội chính Đảng của Đảng bộ Thành phố năm 2022, Thành ủy Hà Nội rút ra 4 bài học kinh nghiệm. Trong đó, bám sát các chỉ đạo của Trung ương, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đề cao tính kỷ cương, trách nhiệm, thượng tôn pháp luật, tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu trong hệ thống chính trị.

Cùng với đó, chú trọng đổi mới công tác tham mưu của Ban Nội chính Thành ủy, các cơ quan nội chính Thành phố và Văn phòng các quận, huyện, thị ủy về lĩnh vực nội chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thường trực Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành phố quyết liệt trong chỉ đạo xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến rõ rệt trong chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án. Nâng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc xử lý các vụ án quan trọng được dư luận nhân dân quan tâm...

Không để tích tụ khuyết điểm, vi phạm nhỏ thành khuyết điểm, vi phạm lớn

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho biết, năm 2022, toàn ngành nội chính Đảng đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, đề xuất nhiều chủ trương, quy định quan trọng về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp. Tuy nhiên, Thường trực Ban Bí thư cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của ngành Nội chính Đảng vẫn còn một số hạn chế như tính chủ động, chất lượng tham mưu chỉ đạo xử lý các vấn đề, vụ việc phức tạp, nhạy cảm về an ninh, trật tự có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về lĩnh vực nội chính, cũng như việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành chưa được chú trọng đúng mức, còn lúng túng, chưa hiệu quả. Cùng với đó, hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và hoạt động của Ban nội chính ở một số địa phương còn lúng túng, thiếu chủ động...

z4012409908423_423fe186d373bf4274f9bf07baec2afc.jpg
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Nhấn mạnh năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng yêu cầu ngành Nội chính Đảng cần chủ động, tích cực tham mưu về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp. Tập trung tham mưu tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết 27 về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới và các quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cùng với đó, Thường trực Ban Bí thư chỉ đạo ngành Nội chính tập trung tham mưu chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan công ty Việt Á, Cục lãnh sự- Bộ Ngoại giao, tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, AIC, Vạn Thịnh Phát... Tham mưu xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ nét trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.

Cùng với việc tăng cường phát hiện, xử lý nghiêm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng yêu cầu ngành Nội chính Đảng coi trọng, chủ động hơn nữa trong công tác phòng ngừa sai phạm; chú trọng kiểm tra, giám sát các lĩnh vực nhạy cảm, hoạt động khép kín, dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, cũng như kịp thời phát hiện, nhắc nhở cán bộ, đảng viên tránh vi phạm, khuyết điểm từ sớm, không để tích tụ khuyết điểm, vi phạm nhỏ thành khuyết điểm, vi phạm lớn, dẫn đến vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật.

“Tập trung làm rõ sai phạm, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, ngân hàng, tài chính, chứng khoán, trái phiếu, tài sản công, định giá.... Ngành chủ động hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức Đảng, Ban chỉ đạo cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp. Đồng thời nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu trong việc giải quyết các vụ việc, vấn đề phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là an ninh biên giới, các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; những bức xúc, khiếu kiện đông người kéo dài, không để phát sinh điểm nóng, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
    Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
  • Tìm về tuổi thơ với 12.000 chiếc đèn đăng và bộ tranh “Ký ức đồng dao” tại núi Bà Đen
    Lần đầu tiên đến với núi Bà Đen, du khách sẽ lạc bước vào thế giới nghệ thuật dân gian với không gian triển lãm độc đáo của 12.000 chiếc đèn đăng nghệ thuật, cùng bộ tranh “Ký ức đồng dao” của hoạ sĩ Hoàng Phong - thành viên Hiệp hội màu nước quốc tế IWWS 2015.
Đừng bỏ lỡ
Triển khai nhiệm vụ công tác ngành Nội chính Đảng năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO