Sự kiện & Bình luận

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba

Văn Thiện 08:36 23/10/2023

Tối 22/10, Lễ trao giải Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 3 năm 2023 diễn ra tại Hà Nội.

dongchinxt-5278.jpg.jpg
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương - Trưởng Ban tổ chức cuộc thi phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

Cuộc thi do Ban Chỉ đạo 35 Trung ương chỉ đạo, phân công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.

Đến dự lễ trao giải có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi Nguyễn Xuân Thắng; cùng Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và một số Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, lãnh đạo Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, các ban, bộ, ngành Trung ương.

Cuộc thi năm nay có ý nghĩa rất quan trọng, là sự tiếp nối thành công của Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ nhất, lần thứ hai trong các năm 2021, 2022; đồng thời sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị Khóa XII về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Qua 3 lần tổ chức, cuộc thi ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, giành được sự quan tâm, tham gia nhiệt tình của các cấp, các cơ quan, địa phương và các tác giả trong và ngoài nước, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

giai1-3234.jpg.jpg
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương trao giải A cho nhóm tác giả. (Ảnh: TTXVN)

Sau gần 9 tháng triển khai, với hơn 301.000 tác phẩm dự thi cho thấy cuộc thi năm nay đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, tạo được sức lan tỏa rộng rãi trong hệ thống chính trị trên khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến hết ngày 31/7/2023, toàn quốc đã thu nhận được 301.365 tác phẩm dự thi ở cả 5 loại hình là Tạp chí, Báo, Phát thanh, Truyền hình và video clip, gấp gần 3 lần so với năm 2022.

Tổng số tác phẩm dự thi Ban tổ chức cấp Trung ương nhận được là 11.856 tác phẩm, gồm: 5.285 tác phẩm thể loại Tạp chí, 6.059 tác phẩm thể loại Báo, 151 phát thanh, 252 truyền hình, 109 video clip. Sau khi nhận hồ sơ, sản phẩm dự thi của các đơn vị/địa phương, Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương căn cứ thể lệ Cuộc thi để tiếp tục sàng lọc ban đầu, đưa vào chấm Sơ khảo 3.155 tác phẩm đáp ứng yêu cầu về thể thức, cách thức trình bày và đúng chủ đề Cuộc thi, gồm 1.412 tác phẩm thể loại Tạp chí, 1.487 tác phẩm thể loại Báo, 77 tác phẩm thể loại Phát thanh, 124 Truyền hình và 55 video clip.

Căn cứ kết quả chấm thi vòng Sơ khảo, Ban tổ chức Cuộc thi đã đưa vào chấm Chung khảo 680 tác phẩm, gồm 309 bài Tạp chí, 273 bài Báo, 52 tác phẩm báo hình (42 tác phẩm Truyền hình, 10 video clip) và 41 tác phẩm phát thanh, 5 tác phẩm nước ngoài./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Hà Nội “trách nhiệm, hành động” trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Nhằm thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp của Thành phố hiệu quả, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm năm 2025 tại kỳ họp thứ 24.
  • Bắc bộ có mưa kéo dài liên tiếp nhiều ngày tới
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện tại khu vực Bắc bộ đang có mưa rào và giông trên diện rộng. Dự báo, đợt mưa này sẽ duy trì và kéo dài đến ngày 2/7 tới đây.
Đừng bỏ lỡ
Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ ba
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO