Sự kiện & Bình luận

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen và khánh thành tượng "Bác Hồ về thăm quê"

K. Thoa 16/05/2025 07:20

Tối 15/5, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh Nghệ An và đông đảo nhân dân, du khách dự khai mạc Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025 và khánh thành tượng "Bác Hồ về thăm quê" tại sân vận động Làng Sen (huyện Nam Đàn, Nghệ An).

68g96l6a.png
Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu cắt băng khánh thành Tượng "Bác Hồ về thăm quê". Công trình được xây dựng ngay bên gốc đa cổ thụ của Làng Sen, nơi trong hai lần Bác về thăm quê sau bao năm xa cách.

Phát biểu khai mạc Lễ hội Làng Sen 2025, ông Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhấn mạnh: Làng Sen - nơi sinh ra và nuôi dưỡng những năm tháng tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở thành quê chung rất đỗi thân thương, là niềm tự hào của mỗi người dân đất Việt và là nơi được đón nhiều du khách quốc tế về thăm. Về với Kim Liên, mỗi người dân đều lắng sâu tấm lòng thành kính, xúc động, tự hào và biết ơn vô hạn công lao to lớn của Bác Hồ.

Về với Kim Liên, du khách, bạn bè quốc tế lại có dịp hiểu hơn về thân thế, sự nghiệp vĩ đại của Người; ngưỡng mộ tầm vóc to lớn về tư tưởng nhân văn, tình đoàn kết quốc tế cao cả của người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới - Hồ Chí Minh.

bna-z6605484519085-561419692e620bad6af0d463f0779aae-9734-5707.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung phát biểu khai mạc buổi lễ. Ảnh: Thành Cường

Lễ hội Làng Sen là một sự kiện chính trị, văn hoá có ý nghĩa quan trọng trong đời sống Nhân dân với sự hưởng ứng đầy tình cảm, trách nhiệm của các tỉnh, thành trong cả nước và sự tham gia của bạn bè quốc tế.

Lễ hội Làng Sen năm nay được tổ chức quy mô toàn quốc, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi, ý nghĩa. Hứa hẹn mang đến không gian nghệ thuật sống động, đa sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; thể hiện tình cảm thiêng liêng, lòng biết ơn sâu nặng, niềm tin son sắt của đồng bào cả nước, Kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế mừng sinh nhật Bác Hồ kính yêu.

Lễ hội Làng Sen năm nay được tổ chức quy mô toàn quốc, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi, ý nghĩa; hứa hẹn mang đến không gian nghệ thuật sống động, đa sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; thể hiện tình cảm thiêng liêng, lòng biết ơn sâu nặng, niềm tin son sắt của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế mừng sinh nhật Bác Hồ kính yêu.

Đặc biệt, tại buổi lễ, Tượng đài "Bác Hồ về thăm quê" do Bộ Công an trao tặng sẽ chính thức được khánh thành. Việc xây dựng Tượng "Bác Hồ về thăm quê" tại sân vận động Làng Sen sẽ là một công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử và nhân văn sâu sắc, đáp ứng nguyện vọng, tình cảm và lòng mong mỏi thiết tha của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Nghệ An.

Tượng "Bác Hồ về thăm quê" được đúc bằng đồng cao 7,9m, phần đế 0,4m; chân đế đặt tượng cao 2,25m và tổng chiều cao là hơn 10m. Tượng được làm bằng đồng ép thủy lực công nghệ mới, lấy ý tưởng gợi nhớ hình ảnh Bác về thăm quê.

bna-z6605484519114-3890797b634dcdbe4dfec078eb61cd6a-468293eef0e86367912ea03329f961ed1-7744-6572.jpg
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Thành Cường

Tượng "Bác Hồ về thăm quê" mô phỏng từ bức ảnh Bác Hồ về thăm quê năm 1961. Từ bức ảnh thật này nhằm chuyển tải đúc sang bức tượng bằng đồng. Việc này vừa thể hiện tri ân của nhân dân, của Bộ Công an. Đây là tượng đài để người dân chiêm bái, đặt tại sân vận động Làng Sen.

Tại lễ khánh thành Tượng đài "Bác Hồ về thăm quê" tại tỉnh Nghệ An, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an bày tỏ, bằng tất cả sự thành kính, niềm tự hào và sự tri ân, lòng biết ơn vô hạn, tình cảm thiêng liêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An xây dựng và hoàn thành công trình tượng đài "Bác Hồ về thăm quê" nhằm tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn trời biển của Người, tái hiện về lịch sử trên chính quê hương Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, tại chính nơi này đã từng được chứng kiến hai lần Bác Hồ về thăm quê, gặp gỡ và trò chuyện thân mật cùng Đảng bộ, cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Nghệ An vào năm 1957 và 1961.

c3czdt3a.png
Một tiết mục văn nghệ tại chương trình khiến khán giả xúc động

Đây sẽ là một trong những công trình văn hóa mang tính biểu tượng, là tác phẩm điêu khắc tiêu biểu, có giá trị lịch sử, văn hóa sâu sắc; được xây dựng quy mô lớn tại vị trí trang trọng, hài hòa với không gian kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên và khung cảnh lịch sử tiêu biểu.

Thứ trưởng mong muốn, tượng đài "Bác Hồ về thăm quê" không chỉ là công trình có ý nghĩa biểu tượng, mang giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc, mà còn là một công trình văn hóa - kiến trúc đặc sắc, tiêu biểu; trở thành "địa chỉ đỏ", điểm đến hấp dẫn và ấn tượng trong hành trang du khách trong và ngoài nước hành hương về quê Bác.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Nghệ An và các đơn vị chức năng của tỉnh tiếp tục phối hợp nhằm làm tốt công tác quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị công trình tượng đài một cách hiệu quả, thiết thực trong thời gian tiếp theo.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương cùng đại diện lãnh đạo tỉnh đã cắt băng khánh thành tượng đài "Bác Hồ về thăm quê" tại tỉnh Nghệ An.

Trong khuôn khổ lễ hội, các đại biểu cùng nhân dân thưởng thức màn bắn pháo hoa nghệ thuật, chương trình nghệ thuật "Tượng đài trong muôn triệu trái tim" gồm 3 chương: Chương I: Tiếng gọi non sông; Chương II: Lời Bác sáng mãi muôn đời; Chương III: Tượng đài trong muôn triệu trái tim, với sự tham gia của các ca sĩ Tùng Dương, Trọng Tấn, Tân Nhàn và các nghệ sĩ Nhà hát ca múa nhạc Công an nhân dân, Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An.../.

Bài liên quan
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc (Bài 1)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2024
    Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 22/6 chính thức công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
  • Vinh quang Việt Nam năm 2025 tôn vinh 19 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến
    Tối 22/6, chương trình "Vinh quang Việt Nam năm 2025" với chủ đề "Tự hào và khát vọng diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) đã tôn vinh 19 tập thể, cá nhân xuất sắc trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen và khánh thành tượng "Bác Hồ về thăm quê"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO