Sự kiện & Bình luận

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người “truyền lửa” về sự tận hiến, gìn giữ nếp nhà và tôn sư trọng đạo

Phạm Quỳnh 27/07/2024 07:11

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến giây phút cuối cùng của cuộc đời vẫn cần mẫn với công việc. Đồng chí Tổng Bí thư sẽ hòa vào lòng đất mẹ, trở về với các thế hệ lãnh đạo tiền bối nhưng ông sẽ mãi mãi là tấm gương ngời sáng về sự tận hiến, gìn giữ nếp nhà và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

1. Dân tộc Việt Nam vừa mất đi người chiến sỹ cộng sản kiên trung, đã dành trọn cuộc đời mình để phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc – đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trái tim của nhà lãnh đạo kiệt xuất được nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế hết mực yêu mến, kính trọng đã ngừng đập nhưng hình ảnh của Tổng Bí thư vẫn còn mãi mãi ở lại.

tong-bi-thu-3.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa điều trị bệnh, vừa nghiên cứu lý luận trong những ngày cuối đời tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh: Tư liệu).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói, đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho có ý nghĩa, để không phải xót xa ân hận, để có thể tự hào rằng Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sống một đời ý nghĩa, trọn đời vì dân, vì nước và giữ trọn lý tưởng “Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng trong sáng, “chí công vô tư”, lối sống giản dị, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, tôn trọng và yêu thương con người..., được cán bộ, đảng viên và nhân dân kính trọng, tín nhiệm cao, tin tưởng và yêu quý, được bạn bè quốc tế trân trọng và đánh giá cao.

Chủ tịch nước Tô Lâm

Những ngày qua, có rất nhiều bài báo, phóng sự truyền hình, phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu bật những đóng góp, công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Trong đó, có những thước phim khiến tất cả người dân trong nước và quốc tế xúc động, thêm cảm phục sự tận hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đến hơi thở cuối cùng.

Trong một phóng sự được phát trên truyền hình nước ta, đồng bào, chiến sỹ cả nước đã rơi nước mắt khi thấy hình ảnh căn phòng làm việc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (TP. Hà Nội) – nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trị bệnh những ngày cuối đời, là những tập sách, báo. Phóng sự truyền hình này, cho biết, trong 7 tháng cuối đời điều trị bệnh tại Bệnh viện 108, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn ngồi làm việc, đọc tài liệu nghiên cứu và giải quyết nhiều vấn đề trọng đại của đất nước. Cho đến 3 ngày trước khi mất (19/7/2024), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn làm việc.

“Sức khỏe của bác (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) lúc này đã rất yếu nhưng bác vẫn duy trì lịch làm việc hàng ngày. Buổi sáng vẫn có các đồng chí Thư ký, Trợ lý của bác đến báo cáo tình hình công việc của đất nước. Khoảng từ 10 giờ 30 trở đi, bác gặp gỡ, tiếp một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước có công việc. Ngoài ra, cảm thấy trong người khỏe hơn, bác lại ngồi dậy đọc sách, báo, nghiên cứu những tài liệu để phục vụ công việc” – PGS.TS.BS Nguyễn Phương Đông, nguyên Chủ nhiệm Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), chia sẻ.

Xuất hiện trong phóng sự truyền hình, Thiếu tướng – GS.TS Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết, không ai nghĩ những ngày cuối trước khi mất, dù sức khỏe yếu nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ cường độ làm việc với cường độ cao, giải quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước khi các đồng chí trong Bộ Chính trị tới làm việc với bác. Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh cho Tổng Bí thư, các y bác sỹ khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã có tiên lượng về ngày Tổng Bí thư ra đi nhưng vẫn không tin rằng vị lãnh tụ của Đảng và Nhà nước đã tận hiến đến giây phút cuối cùng.

tong-bi-thu-5.jpg
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với thầy cô và bạn bè lớp Văn khóa 8 tại cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 55 năm ngày ra trường, tổ chức tại Báo Nhân Dân (Ảnh: Báo Nhân Dân).

“Những gì bác đã làm trong những ngày cuối đời khiến tất cả chúng tôi thấy rằng mình quá nhỏ bé, mình chưa đóng góp được gì. Vì thế, Tổng Bí thư đã truyền lại cho chúng tôi năng lượng để chúng tôi tiếp tục phấn đấu nhiều hơn”, Thiếu tướng – GS.TS Lê Hữu Song xúc động, cho biết.

Qua đây có thể thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền lại đến các thế hệ hôm nay và mai sau về lý tưởng “phải sống sao cho có ý nghĩa”. Cùng đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khắc họa hình ảnh người chiến sỹ cộng sản mẫu mực với ý chí mạnh mẽ, nghị lực bền bỉ và tinh thần lạc quan dù không thể đảo ngược quy luật sinh - lão - bệnh - tử.

2. Chúng ta thêm yêu quý, kính trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bởi ông là người chí công vô tư, có lối sống giản dị, chứa chan tình cảm.

Với các thầy cô giáo, với các bạn học Lớp K8 (khóa 1963 - 1967), khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, dù đã ở vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định: “Trước sau tôi vẫn là học trò của các thầy, là bạn thân của các anh chị của lớp”. Với cô giáo cũ Đặng Thị Phúc, Tổng Bí thư vẫn viết thư tay và xưng “em” và “Em vẫn giữ mãi những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ phai mờ trong những năm tháng được Cô dạy bảo”.

tbt-5.jpg
Bức ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gói bánh chưng tại nhà riêng lần đầu tiên được công bố và in trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ra mắt ngày 21/6/2024. (Ảnh: Văn phòng Tổng Bí thư).

Đã có rất nhiều câu chuyện xúc động về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc sinh thời được báo chí, truyền hình nước ta đăng tải, phát sóng ngay sau khi trái tim nơi lồng ngực Tổng Bí thư đã thôi nhịp đập. Ngoài sự tận hiến cho quốc gia, chúng ta không bao giờ nghĩ rằng Tổng Bí thư có những phút giây đời thường cùng với gia đình mà chỉ những người luôn bên cạnh ông mới có thể biết được.

Chúng ta làm sao cầm được nước mắt khi nghe câu chuyện: “Trong một ngày cuối tuần, tôi vào gặp bác xin ý kiến cắt tỉa cành cây phía trước nhà để đảm bảo an toàn ngày mưa bão. Vào sân sau để gặp bác, khung cảnh trước mắt khiến trong giây lát tôi khựng người lại vì bất ngờ, không như mình tưởng tượng. Hình ảnh bác gái đang ngồi giặt quần áo bằng tay bên hai chiếc chậu nhôm Liên Xô, còn bác Tổng Bí thư đang cặm cụi dọn dẹp trong bếp giúp bác gái. Cả hai vừa làm việc vừa trò chuyện rôm rả” (chia sẻ của Thiếu tá Trần Thanh Quý - Phó Đại đội trưởng, Đại đội 6, Trung đoàn 600, nguyên là Trung đội trưởng phụ trách bảo vệ nhà riêng của Tổng Bí thư giai đoạn 2015 – 2018).

Hoặc bức ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với mái tóc bạc phơ, trong bộ quần áo bình dị, tay gói bánh chưng tại nhà riêng vào dịp Tết 2019. Bên cạnh là người vợ tào khang - bà Ngô Thị Mận, cùng hai cháu nội (một trai, một gái). Bức ảnh này đã chạm vào trái tim của nhân dân, nói lên rất nhiều điều về con người văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với quan điểm “giữ lấy nếp nhà, giữ lấy “chân quê”.

Chỉ một chi tiết này đã nói lên tất cả về lối sống giản dị, về truyền thống văn hóa “thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông cũng cạn” của mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, cùng các cháu là nhân vật trung tâm để truyền cảm hứng và lan tỏa.

tong-bi-thu-6.jpg
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dâng hương kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh Quang Thái)
tong-bi-thu-4.jpg
Nhân dân viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà - xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, sáng 25/7.

3. Hôm nay, đồng bào, chiến sỹ cả nước và bạn bè quốc tế đã, đang trở về Thủ đô Hà Nội, trở lại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, để tỏ lòng tri ân và tưởng nhớ nhà lãnh đạo có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam cũng như thúc đẩy, ổn định hòa bình trong khu vực và trên thế giới.

Trong nỗi đau thương và mất mát này, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục cùng nhau giữ vững niềm tin, kiên cường vượt qua mọi khó khăn để xứng đáng với những gì Tổng Bí thư đã xây dựng và đặt nền móng. Bởi những di sản Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ mãi là ngọn lửa dẫn đường, là sức mạnh để chúng ta xây dựng một xã hội không chỉ thịnh vượng về kinh tế mà còn giàu đẹp về nhân cách và tinh thần, về một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc./.

Hôm nay, thế giới mất đi một nhà lãnh đạo vĩ đại, một con người vĩ đại và một tấm gương vĩ đại không chỉ cho chủ nghĩa xã hội mà còn cho cả thế giới, một nhà lãnh đạo không chỉ mang lại sự đoàn kết, tiến bộ và động lực cho dân tộc mình mà còn được toàn thể nhân dân trên thế giới kính trọng, khâm phục.

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
Đừng bỏ lỡ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người “truyền lửa” về sự tận hiến, gìn giữ nếp nhà và tôn sư trọng đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO