Sân khấu

Tôn vinh các “công chúa xiếc” Việt nhân ngày 8/3

Phương Anh 07:45 23/02/2023

Nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Chương trình “Những cánh hồng bay” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh các “công chúa xiếc” Việt.

du-non.jpg
Tiết mục đu nón hấp dẫn của các nữ nghệ sĩ trong chương trình.

Nghệ sĩ nhân dân Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam thông tin, trong năm 2023, đơn vị có kế hoạch dàn dựng, biểu diễn hàng chục chương trình mới phục vụ khán giả. Trong đó, chương trình gần nhất là “Những cánh hồng bay” nhân Ngày Quốc tế phụ nữ.

Chương trình “Những cánh hồng bay” diễn vào ngày 4, 5 và 8/3, tại Rạp Xiếc trung ương (67-69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Với chủ đề “Công chúa xiếc”, chương trình nhằm tôn vinh và ghi nhận những đóng góp to lớn cho nghệ thuật xiếc của các nữ nghệ sĩ. Trong chương trình, các nữ nghệ sĩ xiếc gặp gỡ, giao lưu, tỏa sáng trên sân khấu, cống hiến cho khán giả những tiết mục đặc sắc.

“Những cánh hồng bay” là chương trình nghệ thuật giải trí tổng hợp, do Nghệ sĩ nhân dân Tống Toàn Thắng viết kịch bản và đạo diễn, gồm các tiết mục ca nhạc, múa, biểu diễn xiếc do các nữ nghệ sĩ đã thành công trên sân khấu xiếc ở nhiều thể loại.

Qua đây, khán giả sẽ được thưởng thức các tiết mục xiếc hấp dẫn, được dàn dựng công phu, giàu nghệ thuật như: “Lụa”, xiếc mèo, “đu son”, lắc vòng tập thể, xiếc chó, xe chỉ tập thể, múa – cầu bật tập thể, đế kiếm trên dây lụa, ảo thuật “Bà chúa thượng ngàn”, đu nón 4 nữ…

cong-chua-xiec-2-.jpg
Tiết mục "Đu son" của nghệ sĩ Hồng Thúy và Phạm Hướng.

Đặc biệt, 2 nữ nghệ sĩ Hồng Thúy, Phạm Hướng qua tiết mục “Đu son” (giành Vương miện vàng tại Liên hoan xiếc quốc tế năm 2022) và nghệ sĩ Chu Khánh Huyền (giành giải Ngựa đồng tại cuộc thi xiếc “Không biên giới”) cũng góp mặt trong chương trình lần này.

de-kiem-2-.jpg
Tiết mục đế kiếm trên dây lụa của nghệ sĩ Chu Khánh Huyền.

Bên cạnh những nghệ sĩ nói trên, chương trình còn có sự tham gia của các nữ nghệ sĩ tài năng như Nghệ sĩ nhân dân Tâm Chính, Ngọc Thúy, Cẩm Ly, Mai Thị Nguyệt, Vân Ngọc, Thanh Bình, Tố Uyên, Tuyết Nhung, Thanh Nhàn, Thảo Vân, Mỹ Linh, Phương Nga, Phan Thị Trang, Thu Trang, Hương Trà…

Dự kiến Liên đoàn Xiếc Việt Nam còn dàn dựng và biểu diễn nhiều chương trình trong năm 2023: Xiếc chào mừng Ngày thành lập Đoàn (25, 26/3), “Gala xiếc ba miền” (từ ngày 29/4 đến 2/5), chương trình Tết Thiếu nhi (từ ngày 25/5 đến 4/6), xiếc “Đi cùng năm tháng” kỷ niệm Ngày Thương binh, liệt sĩ (từ ngày 27 đến 30/7)…

Ngoài ra, còn có các chương trình “Nối vòng tay lớn” xây dựng quỹ hỗ trợ nghệ sĩ xiếc có hoàn cảnh khó khăn, chào mừng Quốc khánh 2-9, vui Tết Trung thu, “Hà Nội mùa thu” nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô, “Xiếc và Rock” nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam, xiếc chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, vui Noel và chào năm mới 2024, “Gala Ngôi sao xiếc Việt”…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tôn vinh các “công chúa xiếc” Việt nhân ngày 8/3
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO