Tọa đàm về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Miên Thảo| 10/06/2021 17:26

Sáng ngày 10/6/2021, buổi tọa đàm chủ đề “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 - Thực trạng và giải pháp” đã được diễn ra tại Hà Nội, với sự tham dự của các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức, nghệ nhân, doanh nghiệp... hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo.

Đây là một trong các buổi tọa đàm do Thành ủy Hà Nội chủ trì tổ chức trong tháng 6 này. Ban tổ chức mong muốn từ các buổi tọa đàm sẽ nhận được sự đóng góp trí tuệ, sáng kiến tham vấn tâm huyết của các chuyên gia trong nước và quốc tế, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, văn nghệ sĩ, trí thức và cộng đồng sáng tạo đối với việc triển khai xây dựng Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tọa đàm về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội

Toàn cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: MT

Tại buổi tọa đàm, đại diện các văn nghệ sĩ, doanh nghiệp, nghệ nhân… đang hoạt động trong 12 lĩnh vực: điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, phần mềm và các trò chơi giải trí, truyền hình và phát thanh, thời trang, du lịch văn hóa, kiến trúc, thiết kế, xuất bản, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, đã đưa ra những ý kiến tham vấn thẳng thắn, cụ thể được tập trung vào 4 nhóm vấn đề chính.
Đó là nhóm vấn đề nhận diện tiềm năng, thế mạnh của Hà Nội trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa; đánh giá nguồn lực kinh tế các ngành công nghiệp văn hóa có thể đóng góp vào tăng trưởng GRDP của Thủ đô.
Nhóm vấn đề về những lĩnh vực mà các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia lĩnh vực công nghiệp văn hóa quan tâm, thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển hiện nay.

Cùng với đó là những sáng kiến tham vấn, gợi mở; đề xuất với Thành phố các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển cũng như sự vào cuộc, đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và nhân dân trong quá trình Thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết.

Tọa đàm về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: MT

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, Đảng bộ Thành phố quyết định lựa chọn xây dựng Nghị quyết chuyên đề “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (một trong hai Nghị quyết chuyên đề được xác định trong cả nhiệm kỳ Đại hội) làm bước đột phá trong phát triển văn hóa Thủ đô với tầm nhìn rộng mở.

Đây vừa là việc cụ thể hóa nhiệm vụ đặt ra trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, Chương trình số 06 - CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, giai đoạn 2021 - 2025”, vừa là quyết tâm chính trị cao của Thành phố thực hiện cam kết với UNESCO trong việc xây dựng Hà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” trên lĩnh vực “Thiết kế” của khu vực Đông Nam Á, với nền tảng là các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo của Thủ đô.

Cùng với đó, bà Bùi Huyền Mai - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cũng đặc biệt nhấn mạnh: “Tiền đề cho việc quyết định triển khai xây dựng Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa của Thành ủy Hà Nội, chính là những bước tiến quan trọng về nhận thức và hành động thực tiễn của Thành phố trong thời gian qua.

Qua nhiều nhiệm kỳ, Hà Nội đúc kết quan điểm “Văn hóa không chỉ là mục tiêu, động lực mà còn là sức mạnh nội sinh, nguồn lực quan trọng phát triển bền vững Thủ đô” trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa”.

Bài liên quan
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025
    Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Kế hoạch 320/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2025. Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2025.
  • [Inforgraphic] 5 định hướng trọng tâm về cải cách hành chính
    Kết luận Hội nghị giao ban Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024. Ban chỉ đạo Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh 5 định hướng về cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 thời gian tới.
Đừng bỏ lỡ
Tọa đàm về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO