Sân khấu - Điện ảnh

Tọa đàm “Nghệ thuật viết kịch bản phim truyện truyền hình”

Yến Ly 17:13 20/04/2023

Nhằm mục đích phổ biến kiến thức cho hội viên về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận phê bình điện ảnh, sáng ngày 20/4/2023 tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, số 19 Hàng Buồm, Hà Nội, Hội Điện ảnh Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm “Nghệ thuật viết kịch bản phim truyện truyền hình”. 

Tới tham dự buổi tọa đàm có Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội - NSND Trần Quốc Chiêm; Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam - PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú; Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội – nhà biên kịch Bành Mai Phương; Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội – đạo diễn Đào Duy Phúc; Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội - NSND Nguyễn Hoàng Tuấn cùng đông đảo các nghệ sĩ hội viên.

_mg_0173(1).jpg
Nhà biên kịch Bành Thị Mai Phương chia sẻ tại tọa đàm.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, nhà biên kịch Bành Thị Mai Phương cho biết: Thực tế cho thấy, những năm gần đây, khán giả đã quan tâm nhiều hơn tới phim truyện truyền hình Việt Nam. Vì thế, nhu cầu về kịch bản rất cao. Dù dường như ai cũng có thể viết kịch bản phim nhưng không phải ai cũng nắm được các kỹ thuật cơ bản của việc viết kịch bản truyền hình. Và dù gọi tên là kịch bản phim truyền hình nhưng vẫn mang các đặc trưng của điện ảnh. Buổi tọa đàm này hi vọng chia sẻ, phổ biến kiến thức cho các hội viên về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận phê bình điện ảnh.

Chia sẻ về những nghiên cứu cá nhân, nhà biên kịch Đặng Thu Hà, giảng viên trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội làm rõ sự khác biệt giữa nghệ thuật viết kịch bản phim truyện truyền hình phát trên sóng truyền hình và phim truyện dài tập phát trên các nền tảng mạng xã hội.

_mg_0196.jpg
PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú chia sẻ tại tọa đàm.

PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú cho rằng: Một kịch bản đem lại hiệu quả là khi đọc kịch bản lên có thể nhìn được bằng mắt, nghe được bằng tai các cảnh huống. Vì thế, người viết kịch bản cần có tư duy đặc biệt, khác với cách tư duy thông thường.

Bên cạnh những chia sẻ từ các kinh nghiệm, các góc nhìn cũng như những nghiên cứu cá nhân về nghệ thuật viết kịch bản phim truyện truyền hình của các nhà biên kịch, các nghệ sĩ là phần giới thiệu, ra mắt cuốn sách chuyên khảo Nghệ thuật viết kịch bản phim truyện truyền hình của PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú.

ky-niem.jpg
Các nghệ sĩ chụp ảnh kỷ niệm, chúc mừng cuốn sách mới của PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú

“Cuốn sách là tài liệu tham khảo cần thiết cho các bạn trẻ đam mê điện ảnh và muốn bước vào nghề. Đồng thời, cuốn sách cũng khích lệ, động viên người trẻ tự tin hơn với lựa chọn của mình, tin tưởng vào bản thân. Còn đối với người lâu năm trong nghề thì cuốn sách mang đến những gợi mở ý tưởng mới.” – nhà biên kịch Bành Mai Phương nhận định.

_mg_0217.jpg
Cuốn sách "Nghệ thuật viết kịch bản phim truyện truyền hình".

Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội kết luận: Để một kịch bản được đi đến sản xuất còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điều quan trọng vẫn là bản thân những người viết kịch bản không ngừng tự hoàn thiện mình, tự bổ sung các kiến thức cần thiết để kịch bản khi đến tay nhà sản xuất sẽ đạt được những tiêu chí về kỹ năng, trình bày, ý tưởng. Nhà biên kịch Bành Thị Mai Phương cũng hi vọng sẽ có nhiều kịch bản tốt được triển khai và thành công.

Cuốn sách “Nghệ thuật viết kịch bản phim truyện truyền hình” của PGS. TS Đỗ Lệnh Hùng Tú mới ra mắt thuộc dòng sách chuyên khảo. Sách có 6 chương bao gồm các nội dung: Sự ra đời, phát triển của truyền hình và phim truyện truyền hình; Đặc trưng của phim truyện truyền hình; Những tiêu chuẩn cần có khi sáng tác kịch bản phim truyện truyền hình; Nghệ thuật thể hiện lời thoại trong kịch bản phim truyện truyền hình; Và phần cuối cùng là các bài tập ứng dụng cũng như phần chia sẻ kinh nghiệm qua các thắc mắc từ học viên, sinh viên.

Bài liên quan
  • Trang phục truyền thống nhìn từ phim Áo lụa Hà Đông và Cô Ba Sài Gòn
    Trong điện ảnh, ngoài kỹ thuật, nội dung… thì trang phục là một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm. Điện ảnh Việt Nam cũng không ngoại lệ, và trang phục truyền thống là điểm sáng để khán giả dễ bề theo dõi dấu ấn bối cảnh lịch sử xã hội, hơi thở thời đại mà bộ phim muốn truyền tải.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Tọa đàm “Nghệ thuật viết kịch bản phim truyện truyền hình”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO