Văn hóa - Xã hội

Tổ chức hoạt động lễ hội sau Tết Ất Tỵ, lễ hội xuân 2025 bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm

Trung Kiên 07:26 05/02/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 09/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025.

Công điện của Thủ tướng nhấn mạnh, trong dịp Tết, sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025 đã và đang diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút đông đảo Nhân dân tham dự ở các địa phương trên cả nước.

go-dong-da2.jpg
Tối mùng 5 Tết Ất Tỵ, Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025) tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập dân tộc.

Để tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định, chỉ đạo liên quan, bảo đảm tổ chức các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025 theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, thực hiện nếp sống văn minh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của Nhân dân các địa phương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định tại Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản khác liên quan.

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, Nhân dân và khách du lịch, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về tổ chức và tham dự lễ hội; tuyệt đối không tổ chức và tham dự các lễ hội tràn lan, lãng phí; nhất là lợi dụng để tác động, hoạt động mê tín dị đoan… Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội để trục lợi, tác động tiêu cực, nhất là tại các địa phương diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, thu hút đông đảo Nhân dân tham dự.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì chỉ đạo, phối hợp với các bộ, cơ quan và địa phương đẩy mạnh công tác nắm tình hình, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đảng viên thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là trong dịp Lễ hội xuân năm 2025, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc quản lý, hướng dẫn tổ chức lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định pháp luật.

Người đứng đầu Chính phủ đồng thời yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công an tăng cường chỉ đạo công tác nắm tình hình, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, tệ nạn xã hội tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các địa điểm tổ chức lễ hội. Không tổ chức du xuân, chúc Tết trong giờ làm việc

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động, hướng dẫn việc thực hiện tốt các quy định pháp luật về tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội trên địa bàn. Yêu cầu các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết, không chèo kéo và ép giá, ép du khách mua hàng tại các điểm du lịch, lễ hội, bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan,…

khai-mac-le-hoi-den-hai-ba-trung.jpg
Trình diễn nghệ thuật trong chương trình khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng xuân Ất Tỵ và lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) tại huyện Mê Linh, TP. Hà Nội.

Quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn về tổ chức, tham dự các hoạt động lễ hội; bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nêu cao tinh thần nêu gương của cán bộ, công chức, đảng viên.

Thủ tướng đề nghị Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và thủ trưởng các cơ quan trung ương; các đoàn thể chính trị xã hội tích cực tham gia tuyên truyền, vận động việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, trong sáng trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội, nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đảng viên.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nghiêm kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động, không tổ chức du xuân, chúc Tết trong giờ làm việc, làm ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ giải quyết công việc, nhất là đối với Nhân dân địa phương. Tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội. Lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.

Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các hộ kinh doanh bảo đảm đầy đủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh an toàn, phòng chống cháy nổ cho Nhân dân và du khách tham dự các lễ hội và hoạt động liên quan. Các lực lượng chức năng sắp xếp, phân luồng, bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự giao thông tại khu vực và trong thời gian diễn ra các lễ hội cũng như các hoạt động liên quan.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các tầng lớp Nhân dân, nhất là cán bộ, đảng viên tham gia theo dõi, đôn đốc triển khai và phản ánh kịp thời cho các cơ quan chính quyền gần nhất, các cơ quan báo chí về những hoạt động không đúng quy định của Đảng và Nhà nước của các cá nhân, tập thể để xử lý kịp thời, hiệu quả.

Bộ trưởng các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Công an, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền./.

Bài liên quan
  • Hoành tráng với công nghệ 3D mapping tại lễ hội Gò Đống Đa 2025
    Tối ngày 2/2/2025 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, quận Đống Đa long trọng tổ chức “Lễ hội kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa” (Lễ hội Gò Đống Đa), để tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng sĩ quân Tây Sơn đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, chống giặc ngoại xâm, giữ vững độc lập dân tộc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phát triển văn học Việt Nam trong thời kỳ mới (Bài 1): Hoàn thiện khung khổ pháp lý
    Để văn học nước nhà phát triển hơn nữa trong thời gian tới, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết đang hoàn thiện Dự thảo “Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam” để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Dự thảo Nghị định đang được ngành văn hóa tổ chức lấy ý kiến nhân dân đến hết ngày 24/3/2025.
  • Rộn rã chèo xuân
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.
  • Giữ hồn Tết Việt phương xa
    Có những thời khắc mà một món ăn, một mùi hương, một khung cảnh, một dáng hình bỗng dưng ùa về trong tâm trí chẳng hề báo trước. Như là khi những trang lịch cuối cùng của năm gọi mưa phùn bay nhè nhẹ, bánh chưng xanh dẻo thơm bên bếp than hồng, hương thoảng đưa từ nồi nước mùi già mẹ nấu, cái cảm giác sum vầy ấm áp bên gia đình… quyện lại thành nỗi xuyến xao trong tim. Với những người con ở phương xa, dòng ký ức này có lẽ càng cuộn trào hơn cả, như sóng vỗ từng hồi từng hồi không cách nào ngừng lại. Để rồi, họ chọn cách tự tạo ra không khí Tết cho mình, cho những người thân bên cạnh và sẻ chia cùng bạn bè quốc tế, để cùng đón một năm mới rực rỡ nhất theo cách “thật Việt Nam”.
  • Phát hành cuốn sách của Tổng Bí thư Tô Lâm về lực lượng công an nhân dân
    Lễ giới thiệu, phát hành cuốn sách “Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân - Sáng ngời tư cách người công an cách mạng” của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm do Bộ Công an, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, vừa diễn ra tại Hà Nội.
  • [Podcast] Kẹo dồi Cổ Hoàng – Ngọt bùi hương vị truyền thống
    Hà Nội có hơn 1.350 làng nghề truyền thống và mỗi làng nghề mang một nét đẹp riêng, góp phần làm nên bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú của Thủ đô. Trong tiết trời xuân và Tết cổ truyền của dân tộc đã lan tỏa khắp dải đất hình chữ S, nếu như chúng ta ngồi tận hưởng một ly trà nóng mà thiếu đi món kẹo dồi, kẹo lạc thì có chút gì đó thiếu hương vị ngày xuân. Nói đến món quà quê dân dã, bình dị, mang đậm hương vị truyền thống của vùng quê đồng bằng Bắc bộ ấy, chúng ta không thể không nhắc đến Cổ Hoàng - làng nghề truyền thống làm bánh kẹo lâu đời tại huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
  • Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025
    Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/2 (tức 17 đến 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Cơ hội quảng bá giá trị văn hóa làng nghề truyền thống Kim Bồng
    Làng Kim Bồng (thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) từ lâu đã nổi tiếng với bề dày lịch sử phát triển nghề mộc truyền thống và nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Cứ mỗi dịp đầu xuân, nhân dân và du khách lại có cơ hội tham gia vào một sự kiện mang đậm bản sắc văn hóa, đó là Lễ tế Tiền Hiền và Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng.
  • Chiếu miễn phí phim "Hồng Hà nữ sĩ" nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng và mừng Xuân Ất Tỵ 2025
    Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và chào đón Xuân Ất Tỵ 2025, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) tổ chức Đợt chiếu phim đặc biệt nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc.
  • "Quận Ba Đình luôn phấn đấu giữ vững vai trò trung tâm chính trị, văn hóa và yên bình giữa lòng Thủ đô"
    Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa được Quận ủy đăng tải, lấy ý kiến góp ý nhân dân để trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII. Trong Dự thảo, Quận ủy Ba Đình nhấn mạnh: “Phát huy tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quận Ba Đình không ngừng phấn đấu để trở thành quận văn minh, hiện đại, giữ vững vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, và yên bình giữa lòng Thủ đô”.
  • [Inforgraphic] Kinh tế - xã hội TP Hà Nội tháng 1/2025
    Theo Cục thống kê Hà Nội, trong tháng 1 đầu năm 2025 khách quốc tế đến Hà Nội do cơ sở lưu trú phục vụ tăng 39,7%, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 20,8%, thu ngân sách tăng 31,3% so với cùng ký năm 2024... là những điểm nhấn về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội trong tháng đầu tiên của năm mới 2025.
  • Bước mùa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bước mùa của tác giả Dương Văn Lượng.
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
  • Khai hội đền Sóc năm 2025
    Hòa chung không khí của cả nước đang tưng bừng chào Xuân mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); sáng 3/2/2025, (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), huyện Sóc Sơn đã long trọng tổ chức khai hội đền Sóc năm 2025, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).
  • Hà Nội đón 1 triệu lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng khách du lịch quốc tế tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
  • Mùa xuân và tục khai bút của người Việt
    Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam có rất nhiều phong tục hay, đáng được gọi là thuần phong mỹ tục. Trong đó, tục khai bút được xem như là một nét đẹp văn hóa, thể hiện tinh thần trọng học, trọng cái đẹp của người Việt mỗi khi Tết đến Xuân về. Tương truyền, tục khai bút xuất hiện ở Việt Nam gắn với việc tưởng niệm nhà giáo Chu Văn An - một con người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà về Chí Linh (Hải Dương) để mở trường dạy học và dược lưu danh là “Ông tổ của đạo Nho ở Việt Nam”.
Tổ chức hoạt động lễ hội sau Tết Ất Tỵ, lễ hội xuân 2025 bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO