Tìm ký ức để thấy mình phải cố gắng thật nhiều

Nguyên Hương| 25/08/2020 22:46

NSƯT Đức Khuê, gương mặt diễn viên truyền hình quen thuộc với những vai tri thức nghèo xuất hiện trong chương trình Quán Thanh xuân số tháng 8 với chủ đề “Bật tivi tìm ký ức” chia sẻ: “Quá khứ là nỗ lực của người đi trước để thế hệ sau thấy cần phải phấn đấu hơn nữa”.

Tìm ký ức để thấy mình phải cố gắng thật nhiều

Tham gia chương trình Quán Thanh xuân lần thứ 2 trong một số đặc biệt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam (7-9-1970 – 7-9-2020), hẳn gợi lại trong anh rất nhiều những ký ức về một thời xem truyền hình?

NSƯT Đức Khuê: Tháng 8 năm ngoái, tôi tham gia chương trình Quán Thanh xuân với chủ đề “Điều không thể mất” với tư cách diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ và sau đó đúng 1 năm, tôi đã trở lại với chương trình nhưng với một tư cách khác, đó là làm khách mời. 50 năm là một quãng đường dài, nếu không muốn nói là quá dài so với đời của một con người. Nó gần bằng tuổi của Đức Khuê và có thể nói truyền hình luôn gắn bó với ký ức trong từng giai đoạn của cuộc đời tôi. Ngày xưa, tôi thường mong ngóng từng chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam mà ngày đó còn rất khó khăn. Bây giờ nhận lời tham gia chương trình thì ký ức ấy lại ùa về và tôi thấy mình như trẻ lại. Hồi ấy điều kiện vật chất còn khó khăn, có phải lúc nào ở nhà cũng có điện và tivi để xem đâu. Tôi toàn phải sang hàng xóm xem, có những hôm thật trớ trêu là đang xem thì mất điện. 

Còn riêng chương trình này, tôi thấy rất hay và ý nghĩa, bởi ở đó có những ký ức mà những người như tôi được xem lại một thời thế hệ đi trước đã làm, đã nỗ lực thế nào thì mình phải trân trọng giá trị ấy và phấn đấu hơn nữa. Ký ức là một sự tiếp nối, thế nên các con tôi xem chương trình để thấy thế hệ của bố chúng đã sống, suy nghĩ và làm việc ra sao, từ đó cũng có những nhận thức trong cuộc sống hôm nay.

Con người ta đến một tuổi nào đó sẽ hay hồi tưởng về ký ức và tự nhiên chỉ một hình ảnh, câu nói lại gợi về cả một trời ký ức. Như trong chương trình phát lại nhạc hiệu của các chương trình gắn bó với tuổi thơ tôi như: “Những bông hoa nhỏ”, “Giải đáp khoa học”, tôi thấy rất nhớ về những ngày xa xưa. 

Vậy là từ một khán giả của truyền hình anh đã trở thành một nghệ sĩ trên truyền hình, được khán giả biết đến và yêu mến qua truyền hình?

NSƯT Đức Khuê: Đúng vậy. Nếu bạn xem chương trình này sẽ thấy đạo diễn, NSND Khải Hưng nói về thời đầu tiên làm truyền hình vì thời xưa chỉ có điện ảnh, chiếu ở rạp, ở bãi và khi có truyền hình thì các nghệ sĩ thông qua đó tiếp cận với khán giả. Ngày xưa Khuê hay tham gia mảng kịch truyền hình, sau đó hợp tác với hãng phim VFC trong các chương trình giải trí khác.

Tôi cộng tác với VTV rất nhiều, nhất là một diễn viên trong nhiều bộ phim truyền hình. Khán giả biết đến Khuê qua các phim vì sân khấu phạm vi còn nhỏ trong khi truyền hình có độ phủ sóng đến với khán giả rộng lớn hơn. Tôi còn nhớ bộ phim truyền hình đầu tiên mà tôi tham gia là vở kịch “Hoàng Lê nhất thống chí” của đạo diễn Trọng Liên, khi ấy tôi mới đang là sinh viên trường sân khấu. 

Tìm ký ức để thấy mình phải cố gắng thật nhiều

Trước đó anh đến với sân khấu như thế nào?

NSƯT Đức Khuê: Tôi đến với sân khấu là sự tình cờ. Khi vào Nhà hát thấy các anh chị em nghệ sĩ biểu diễn vào vai diễn một cách say sưa, tôi rất thích. Cũng đúng lúc đó, Nhà hát mở khóa đào tạo diễn viên, các thầy động viên: “Khuê mạnh dạn thi vào đi”. Tôi thi đỗ, vào học và gắn bó với Nhà hát đã 30 năm.

Có lẽ các đạo diễn thấy tôi hiền lành, chất phác và hơi ngố ngố nên thường sắm cho vai nhà giáo, vai tri thức nghèo, mải mê nghiên cứu mà quên cuộc sống hiện tại, bị vợ suốt ngày réo tên. Tôi nghĩ mình có lợi thế đó nên cứ diễn làm sao chân thật nhất, mang màu sắc riêng nhất của người nghệ sĩ.

Về gia đình tôi thì toàn giáo viên, nhà khoa học nên khi mỗi mình lạc vào con đường nghệ thuật lúc ban đầu cũng thấy mông lung lắm nhưng rồi thấy yêu thích, thấy nghề này rất thú vị và cảm thấy mình chọn đúng nghề. Mình cũng rút ra kinh nghiệm các con thích gì thì đi theo, không ép các con đi theo. Bây giờ có thể không thích nhưng sau các con thích thì sao. 

Ở tuổi 53 thành công với những vai diễn, nhiều người đang tò mò về cuộc sống hiện tại của anh?

NSƯT Đức Khuê: Hiện nay, công việc chính của tôi vẫn ở Nhà hát Tuổi trẻ, một nhà hát mà khán giả biết đến qua nhiều chương trình hài kịch, cổ điển. Tôi đang cùng anh em nghệ sĩ Nhà hát tập vở mới theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Nhà hát. Ngoài ra tôi còn cùng anh em đồng nghiệp tham gia các bộ phim truyền hình, điện ảnh.

Tôi cũng vừa tham gia vở kịch “Bộ cảnh phục” tham gia Liên hoan sân khấu hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân”. Vở diễn đang mang đến Huy chương Bạc cho Nhà hát và bản thân tôi cũng đã giành được một Huy chương Bạc./.

Xin cám ơn anh! Chúc anh tiếp tục có những vai diễn thành công.

(0) Bình luận
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tìm ký ức để thấy mình phải cố gắng thật nhiều
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO