Tìm giải pháp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Theo kinhtedothi.vn | 16/06/2017 09:01

Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện của DN Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực, thực trạng này tiếp tục được ông Hironobu Kitagawa - Trưởng đại diện, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO) đề cập tại buổi họp "Triển lãm Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 7 tại Hà Nội", ngày 15/6.

Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, hiện Việt Nam là nước xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên trong tổng số điện thoại di động và linh kiện xuất khẩu của năm 2016 trị giá 34,3 tỷ USD, các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) kiểm soát tới 99,8% trị giá 34,2 tỷ USD.
Để giảm bớt sự phụ thuộc vào DN FDI trong quá trình xuất khẩu hàng điện tử ông Suttisak Wilanan - Phó Giám đốc Điều hành Công ty Reed Tradex cho rằng: Tăng tỷ lệ nội địa hóa mới có thể giúp Việt Nam tận dụng các thể chế kinh tế quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Để làm được điều đó, nền công nghiệp điện tử Việt Nam cần tăng năng suất, đẩy mạnh chuỗi giá trị và tăng cường nội địa hóa. Ông Hironobu Kitagawa chỉ ra rằng, hiện mức nội địa hóa nguyên liệu, linh kiện và phụ tùng của các DN Nhật Bản tại Việt Nam chỉ đạt 34%, trong khi Trung Quốc 68%, Thái Lan là 57% nên DN buộc phải nhập khẩu. Đây là nguyên nhân gây ra sự gia tăng chi phí và rủi ro cho DN, gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất trung và dài hạn tại Việt Nam.
Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí và đảm bảo nguồn cung cấp vật tư, linh kiện ổn định thì việc DN Nhật Bản tìm kiếm các đối tác trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh hỗ trợ DN vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ " Bởi hoạt động sản xuất vật tư, linh kiện thường được triển khai bởi DN vừa và nhỏ", ông Hironobu Kitagawa nhấn mạnh.
Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • HLV Park Hang Seo chính thức trở thành đại sứ thương hiệu bia thủ công
    Chiều 1/7, tại Hà Nội, huấn luyện viên (HLV) Park Hang Seo chính thức được công bố là Đại sứ hình ảnh tại Việt Nam của thương hiệu bia thủ công 1689 Beckent Bauer.
  • Vietnam Airlines chính thức mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan
    Ngày 1/7/2025, Vietnam Airlines chính thức khai trương đường bay thẳng đầu tiên kết nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Milan (Italy), nâng tổng số đường bay thẳng của Hãng tới châu Âu lên 10 đường.
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO