Văn hóa – Di sản

Tích cực hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài"

Phương Anh 17:02 01/03/2023

Từ ngày 1 đến 8/3/2023, "Tuần lễ Áo dài" được Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phát động góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu của đưa giá trị áo dài trở thành di sản văn hóa Việt Nam.

Hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài", Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội vận động cán bộ, hội viên, nữ công chức, viên chức, lao động, nữ thanh niên, phụ nữ toàn thành phố tích cực tham gia.

Các cấp Hội phụ nữ tại 30 quận, huyện, thị xã và cơ sở trực thuộc trên toàn thành phố đã và đang có nhiều hoạt động hưởng ứng "Tuần lễ áo dài" hết sức thiết thực, ý nghĩa, như tổ chức các hoạt động truyền thông về áo dài, quảng bá nét đẹp của phụ nữ với trang phục áo dài; đồng diễn áo dài; tổ chức thi bình chọn ảnh áo dài đẹp, thi nét đẹp "Duyên dáng áo dài"; vận động quyên góp để trao tặng áo dài cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn...

Với mục tiêu đưa giá trị áo dài trở thành Di sản văn hóa Việt Nam, sự hưởng ứng tích cực của phụ nữ cả nước sẽ góp phần quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu này.

Những năm qua, các hoạt động tôn vinh giá trị áo dài đã được lồng ghép thường xuyên với các hoạt động, sự kiện của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các cấp, của phụ nữ cả nước trong năm 2023 và cao điểm là “Tuần lễ Áo dài”.

Từ năm 2019, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát động các tầng lớp phụ nữ trong cả nước hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” định kỳ hàng năm với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc về tiếp quản Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 24/9 tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức sự kiện “Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia và Tiếp quản Thủ đô”. Đây là minh chứng góp phần tái hiện những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc và Thủ đô từ khi Hiệp định Geneva năm 1954 được ký kết.
  • Từ ngôi đình làng Vạn Phúc
    Họa sĩ Nguyễn Nghiêm thật có lý, khi chọn tấm ảnh đình làng Vạn Phúc, như một biểu tượng, để trình bày bìa cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc”. Xưởng in Viện Điều tra - Quy hoạch rừng, với máy ốp - sét hiện đại đã thể hiện được gần như trọn vẹn, đường nét và màu sắc, hơn thế nữa, tôn lên vẻ đẹp vốn có của ngôi đình, từ búp bàng non đến lớp rêu phong cổ kính...
  • Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”
    “Cửu vị thần công” được đúc bằng đồng tại Kinh đô Phú Xuân (TP Huế ngày nay) dưới thời vua Gia Long (1762 - 1820) với nghệ thuật trang trí và chạm khắc đỉnh cao thời Nguyễn.
  • Làng gốm cổ Kim Lan - điểm du lịch mới của Thủ đô
    Đầu tháng 8 vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định về việc công nhận điểm du lịch xã Kim Lan, huyện Gia Lâm. Đây là bước cộng hưởng tuyệt vời trong nỗ lực không mệt mỏi của người dân, nghệ nhân làng nghề gốm cổ, các nhà khoa học, chính quyền địa phương với mục tiêu phát triển bền vững làng nghề nhờ tài nguyên văn hóa độc đáo ở Kim Lan.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân, tế cờ khởi nghĩa
    Từ ngày 4-6/10/2024, UBND huyện Phúc Thọ sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng hội quân, tế cờ khởi nghĩa. Đây là sự kiện văn hoá có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân huyện Phúc Thọ nói riêng, cả nước nói chung.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tích cực hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO