Văn hóa

Thuỵ Khuê – Hành trình tiếp bước

T. Trang 10/12/2023 15:59

Đây là chủ đề của chương trình nghệ thuật do Trung tâm VHTT&TT quận Tây Hồ và UBND phường Thuỵ Khuê phối hợp thực hiện dưới sự chỉ đạo của UBND quận Tây Hồ.

k1.jpg
Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 250 cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, giáo viên, học sinh, các hạt nhân văn nghệ phường Thụy Khuê.

Chương trình diễn ra tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ tối ngày 9/12 nhiều tiết mục đặc sắc.

Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương cho biết, với “Quyết tâm phát huy nội lực, khai khác mọi tiềm năng, lợi thế, xây dựng quận Tây Hồ trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch văn hóa của Thủ đô”, Quận ủy Tây Hồ đã ban hành Đề án “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2020” mà trọng tâm là phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống và phát triển không gian sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật…

Trong năm 2023, quận Tây Hồ đã tập trung đầu tư, phát triển và xây dựng không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ với nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc như: Tây Hồ vang vọng hào khí Việt Nam của phường Yên Phụ; Xuân La sức sống và niềm tin; Phú thượng – Niềm tin ngày mới; Tây Hồ - Cánh cửa tương lai của phường Quảng An;

k4.jpg
Chương trình nghệ thuật “Thụy Khuê - Hành trình tiếp bước” được thiết kế gồm 3 chương.

Lung linh sắc hoa của Nhật Tân; Đồng cổ hào khí linh thiêng của phường Bưởi; Những bước chân lặng lẽ của Công an quận; Nhịp bước thanh niên; Sáng mãi niềm tin của Hội Người cao tuổi; Hoa Tháng mười của Hội LHPN quận; Chắp cách ước mơ của Phòng GD&ĐT quận; Khát vọng và niềm tin của phường Tứ Liên…

Chương trình nghệ thuật “Thụy Khuê – Hành trình tiếp bước” được thiết kế gồm 3 chương. Chương I: Chào Việt Nam xinh tươi; Chương II: Dạo gót Tây Hồ và Chương III: Thụy Khuê - Hành trình tiếp bước.

k3.jpg
Chương trình diễn ra tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ.

Chương trình với sự góp mặt của NSND Thái Bảo; Nghệ nhân ưu tú Thúy Hòa; Nghệ sỹ ưu tú Văn Khuê; Nghệ nhân dân gian Quyết Thắng; ca sỹ Hồ Văn Kãnh – Giải 3 Sao Mai toàn quốc năm 2022; ca sỹ nhí Trịnh Nhật Minh - Quán quân Giọng hát Việt nhí năm 2016; các nghệ sỹ tài năng Liên đoàn xiếc Việt Nam; Đội tuyển Wushu Quốc gia - vô địch giải trẻ Thế giới năm 2022; Nghệ sỹ nhí xuất sắc Đào Minh Trí Quân và ca sỹ nhí Bùi Bảo Ngọc…

k2.jpg
Đây là một trong những hoạt động nhằm quảng bá, thu hút du khách đến với Không gian văn hoá sáng tạo nghệ thuật quận Tây Hồ.

Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của 250 cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh, đoàn viên hội viên, những hạt nhân văn nghệ đến từ các câu lạc bộ, đơn quan, đơn vị, trường học trên địa bàn phường Thụy Khuê./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách về xây dựng, phát triển văn hóa của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy cho biết, vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Văn hóa đọc là nét đẹp mang tính truyền thống của nhiều gia đình
    Cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Cuộc thi đã đạt được mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng, hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thủ đô.
  • Văn hóa Thủ đô 70 năm tự hào
    Ngày 10/10/1954, khi đoàn quân chiến thắng từ 5 cửa ô tiến vào Thủ đô Hà Nội, một thời kỳ phát triển mới hòa trong dòng chảy lịch sử ngàn năm của văn hóa Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã được mở ra. Trải qua 70 năm, văn hóa Hà Nội dù gặp bao gian khó, thăng trầm, biến đổi, nhưng sức mạnh nội sinh chứa đựng vị thế, bản sắc riêng của mảnh đất là trái tim của nhân dân cả nước vẫn trụ vững trong tư thế hiên ngang, cao lớn, tự hào.
  • Xây dựng tiêu chí các danh hiệu văn hóa cần phù hợp với đặc trưng của Thủ đô
    “Tại quận Long Biên (Hà Nội), năm 2018, tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 91.2%, tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 80,61%; năm 2023 tỷ lệ “Gia đình văn hóa” đạt 94.1% (tăng 2,9% so với đầu kỳ), tỷ lệ tổ dân phố được công nhận “Tổ dân phố văn hóa” đạt 93,27 % (12,66% so với đầu kỳ)”, Trưởng phòng Văn hoá Thông tin quận Long Biên Lê Thị Hương thông tin.
  • Để phong trào văn hoá đọc từ gia đình trở thành một điểm sáng trên địa bàn Thủ đô
    Bám sát nhiệm vụ của Trung ương về xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn mới, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết cùng các văn bản, chỉ thị về xây dựng xã hội học tập, đặc biệt phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất. Theo đó, Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 trên địa bàn Thủ đô nhằm hình thành thói quen đọc sách và lan toả văn hoá đọc từ việc đọc sách và xây dựng tủ sách của mỗi gia đình, từ đó góp
  • Thư viện lưu động: Góp phần bồi đắp văn hoá đọc cho học sinh và nhân dân Thủ đô
    Hoạt động thư viện lưu động trên địa bàn Thủ đô do Thư viện Hà Nội (Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội ) chủ trì thực hiện gồm các nội dung như: Phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đọc sách tại chỗ; tuyên truyền giới thiệu sách; viết cảm nhận về cuốn sách yêu thích; các hoạt động khuyến khích đọc sách; phối hợp với một số nhà xuất bản, nhà sách trưng bày sách mới, bán sách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Thuỵ Khuê – Hành trình tiếp bước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO