Thưởng trà

Kim Thoa| 24/10/2021 15:20

Thưởng trà
Ở nhiều nước trên thế giới, thưởng trà trở thành một trong những môn nghệ thuật đặc sắc với những quy định nghiêm ngặt.

Thưởng trà là một môn nghệ thuật của những người có niềm yêu thích với trà trên khắp thế giới. Thông qua tách trà, người ta có thể hiểu hơn về con người cũng như văn hóa của đất nước đó. Tại châu Á như Việt Nam, Nhật Bản hay Trung Quốc, là 3 quốc gia điển hình cho nghệ thuật thưởng trà đặc sắc, trà đã trở thành nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tinh thần của những trà đạo.

Thưởng trà
Thời phong kiến Trung Quốc, trong các nghi lễ, những nhân vật có thế lực thường được thuộc cấp dâng tặng danh trà nổi tiếng thơm ngon. Còn trong suốt đám cưới của người phương Đông, trà luôn được chiêu đãi và ngụ ý chúc đôi uyên ương sống lâu và chung thủy. Nói về những nguyên tắc khi thưởng trà, người Trung Hoa thường không quá khắt khe và đặt nhiều yêu cầu trong quy cách pha trà. Tuy nhiên, điều tạo nên đặc trưng trong nghệ thuật thưởng trà tại đây chính là sự khéo léo, tài tình từ đôi bàn tay của các cô gái Trung Hoa. Nét tỉ mỉ trong từng khâu xúc ấm, chọn trà, tráng chén…

Thưởng trà
Với người Nhật Bản, thưởng trà trở thành một trong những môn nghệ thuật đặc sắc với những quy định nghiêm ngặt vừa rèn luyện được sự nhẫn nại, kiên trì, tỉ mỉ, lại vừa thể hiện được sự tinh tế, tao nhã trong văn hóa. Thông thường, mỗi gia đình người Nhật đều trang bị cho mình một không gian riêng để làm phòng trà, uống trà. Trong không gian đó, người ta sẽ hoàn toàn buông bỏ những mệt nhọc, vất vả bên ngoài, quây quần bên nhau cùng tập trung thưởng thức tách trà thơm nóng, tạo sự bình yên nhất định cho tâm hồn. 

Người Việt Nam lại khác, phong cách pha trà có phần đơn giản, không quá cầu kỳ trong cách pha chế mà chú trọng hơn về mùi vị. Thế nhưng, người Việt lại sở hữu kiến thức về trà đạo khá uyên thâm và sâu rộng bởi trà Việt có lịch sử từ mấy ngàn năm trước. Theo đó, văn hóa trà và nghệ thuật thưởng trà của người Việt Nam cũng hình thành từ rất sớm. Dân gian có tục uống trà, vua chúa quý tộc đề cao việc thưởng trà như một nghi lễ, cũng như các bậc thi nhân trí sĩ vẫn thường xem trà là tri kỷ.

Chị Nguyễn Hằng - Giám đốc Bách Giai Trà cho hay, văn hóa uống trà của người Việt giản dị, không mang nặng hình thức, lễ nghĩa trên bàn trà nhưng lại mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống…  Trà Việt có khắp mọi nơi, từ các nhà hàng sang trọng đến từng ngóc ngách, ngõ nhỏ trong từng con phố. Từ thời xa xưa, ông cha ta đã đề cao vai trò của những chén trà trong sinh hoạt hằng ngày. Trong hồi ức của chị Hằng, mỗi sáng, người ông của chị thường mang một ấm tích trà ra ngoài uống. Vào mùa đông, ông lại cho trà vào phích nước để trà được nóng lâu hơn. 

Thưởng trà
Chị Nguyễn Hằng - Giám đốc Bách Giai Trà

Vô hình trung bản thân mỗi người chúng ta đã được tiếp xúc với văn hóa trà giản dị, bình thường khi còn là những đứa trẻ. Đến bây giờ, khi thị trường trà Việt Nam mặc dù đã du nhập rất nhiều văn hóa của nước Nhật, Hàn, Trung… nhưng người thưởng trà vẫn thường tìm về những hồi ức như vậy, và họ vẫn đang tái diễn những cảnh uống trà có từ thời cha ông với bàn trà bằng gỗ, tre, gốm sứ… làm sao cho thật đơn giản và hoài niệm. Thưởng trà mỗi người sẽ có một phong thái, nhưng tất cả vẫn là để thỏa niềm đam mê với thứ thức uống thiên nhiên kỳ diệu này.

Trà trong trà thì có trà đạo, trà lễ và trà nghệ. Trà đạo là một hình thức sử dụng trà như một phương tiện, một cách thức cuộc sống để tu thân, là biểu hiện bên trong sự trải nghiệm cuộc sống của mỗi người là khác nhau, vì vậy sự cảm ngộ trà đạo cũng không giống nhau. Trà lễ gồm những quy tắc ứng xử trên bàn trà. Chẳng hạn như người Trung Hoa, trên bàn trà họ có những quy tắc ngầm hiểu với nhau như khi mình dùng chén tống thì không được phép quay miệng chén về phía khách hoặc là vòi ấm cũng không nên quay về phía khách bởi vì nó hàm ý là mình muốn tiễn người khách đấy. Hay khi rót trà thì chỉ nên rót bảy phần chứ không rót đầy hẳn chén bởi vẫn có câu “trà thì rót bảy phần đầy lưu lại ba phần nhân tình”. Còn trà nghệ là kỹ thuật pha trà và thưởng trà, được hiểu là bao gồm các động tác pha trà, các lễ nghĩa khi thưởng trà. Hiểu đơn giản, thì đây là biểu hiện bên ngoài của kiến thức trà. 

“Trên thế giới có nhiều phong cách pha trà khác nhau, tuy nhiên, để thuần thục từng phong cách pha trà cần phải có đam mê, được hướng dẫn và thực hành trong thời gian khá dài. Để có được một ấm trà ngon, không đơn giản chỉ là nguyên liệu tốt, mà còn là thể hiện ở sự tinh tế trong nghệ thuật pha trà”, chị Nguyễn Hằng chia sẻ. 

Tại Hà Nội, thương hiệu Bách Giai Trà, hiện có nhiều các dòng trà khác nhau như: bạch trà, hồng trà, lục trà, hắc trà, thanh trà và trà ô long. Bạch trà là dòng trọng điểm của Bách Giai Trà, bởi bạch trà và phổ nhỉ là hai loại trà có giá trị theo thời gian lưu trữ. Riêng dòng bạch trà có thể đóng thành bánh để ở một điều kiện thích hợp thì dòng bạch trà để càng lâu giá trị của nó càng tăng. Hiện nay, rất nhiều người thích sưu tập những bánh trà phổ nhỉ hoặc những bánh trà bạch trà. Giá trị lớn nhất mà bạch trà mang lại, ngoài tác dụng là đồ uống, nó còn có tính dược liệu. Còn với lục trà, bạn sẽ được thưởng thức ngon nhất mùi vị của thứ thức uống hảo hạng này là vào thời điểm vụ xuân. Ngoài ra, nhan trà cũng là một dòng trà đang được Bách Giai Trà lựa chọn để giới thiệu đến những người yêu thích thưởng trà.

Hà Nội sắp bước sang đông. Người Hà Nội cũng đã quen với sự hiện diện của từng quán trà nhỏ như một cái duyên thầm của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Dừng chân bên hàng quán ven đường, bà cụ già rót một chén trà tràn khói tỏa. Khách không vội uống, ấp đôi bàn tay tê cóng lạnh băng, sưởi lấy cái nóng hôi hổi lan từ từng đầu ngón tay đến tận tâm can. Trà vô ngã, đời vô thường. Người thưởng trà biết trà cho chính mình, biết mình trong chén trà, thế là đủ. Cuộc đời vần vũ dường như gói gọn chỉ trong một chén trà. Dư hương đọng vị, mỗi người một cảm thức.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Thưởng trà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO