Y tế - Giáo dục

Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hướng đến chuyển đổi số

PV 15/12/2023 09:53

Ngày 14/12, Trung tâm Công nghệ và Thư viện, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hướng đến chuyển đổi số: Thực trạng và giải pháp”.

c16.jpeg
TS. Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Thư viện phát biểu đề dẫn Tọa đàm.

Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, TS. Nguyễn Tiến Hiệp, nhấn mạnh: Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt có chức năng đào tạo trình độ đại học và sau đại học; bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống. Trong bối cảnh chuyển đổi số và xây dựng Học viện số, việc phát triển thư viện số của Học viện sẽ là điều kiện quan trọng để phát triển Học viện hướng tới mục tiêu Học viện số, góp phần thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của Học viện.

Phát biểu chỉ đạo Tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Giám đốc Học viện, khẳng định: chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng của Học viện Hành chính Quốc gia, mục tiêu của Học viện là xây dựng Học viện số. Vì vậy, muốn xây dựng Học viện số, tất cả các khoa, ban trong Học viện phải thực hiện chuyển đổi số, trong đó, Trung tâm Công nghệ và Thư viện của Học viện đóng vai trò quan trọng trong đi đầu.

c17.jpeg
PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Giám đốc Học viện phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm.

Học viện phấn đấu trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động hiện đại hóa; ứng dụng công nghệ số hiện đại để cải tiến phương thức giảng dạy, học tập và nghiên cứu; nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và thích ứng với xu hướng phát triển của nền giáo dục cũng như khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới. PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến tin tưởng rằng, sau buổi tọa đàm, lãnh đạo, cán bộ, viên chức, giảng viên của Trung tâm Công nghệ và Thư viện sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích về các mô hình, ý tưởng, cách làm hay từ các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài Học viện về quá trình chuyển đổi số Thư viện.

TS. Phạm Quang Quyền, Chủ nhiệm Thư viện khái quát về quá trình hoạt động của Thư viện liên quan đến công tác chuyển đổi số, trong đó nhấn mạnh: Thư viện của Học viện đã triển khai mô hình trung tâm đa lớp, đa điểm kết nối đa chiều linh hoạt về cấu trúc; work flow kết nối làm việc của viên chức 3 khu vực ( Phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh; Phân viện Khu vực Miền Trung; Phân viện Khu vực Tây Nguyên),… TS. Phạm Quang Quyền đã đưa ra một số giải pháp để phát triển thư viện số như: (1) Lấy nguyên tắc “NGƯỜI SỬ DỤNG” làm tiêu chí chủ đạo trong quá trình phát triển; (2) Phát triển theo hướng dịch vụ thư viện số thông minh; (3) Các tiêu chuẩn kết nối, liên thông (bên trong, bên ngoài tổ chức của thư viện số); (4) Xây dựng môi trường số tích hợp các tiện ích phát triển sáng tạo.

Tham luận tại Tọa đàm, bà Nguyễn Ánh Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm để thực hiện chuyển đổi trong lĩnh vực Thư viện, đó là: (1) Đầu tư tài nguyên thông tin, trong đó tập trung khai thác tài liệu nội sinh (tài liệu nội dung thu thập từ giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên; sau khi thu thập phải xử lý, bảo quản, phổ biến để bảo vệ bản quyền tác giả); (2) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ công tác chuyển đổi số với mục đích là để số hóa tài liệu, đồng thời trang thiết bị phải tương thích với đối tượng sử dụng); (3) Đầu tư nguồn nhân lực phục vụ cho công tác chuyển đổi số (cần nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức về chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ thông tin).

c18.jpeg
Ông Dương Đình Hòa, Giám đốc Công ty cổ phần Thông tin & Công nghệ Số (IDT Vietnam) tham luận.

Chia sẻ về công tác chuyển đổi số thư viện, Ông Dương Đình Hòa, Giám đốc Công ty cổ phần Thông tin & Công nghệ Số (IDT Vietnam) cho biết, chuyển đổi số trong thư viện là một chủ trương lớn, thể hiện ở Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Ông Hòa nhấn mạnh, để thực hiện chuyển đổi số thư viện cần lưu ý 3 yếu tố quan trọng, đó là: công nghệ, dữ liệu và con người; trong đó yếu tố dữ liệu là quan trọng nhất. Đặc biệt, để thực hiện chuyển đổi số thư viện cần tăng cường nguồn tài nguyên thông tin để phục vụ tốt cho người truy tìm thông tin; sử dụng nhiều công cụ khác nhau để cập nhật danh mục tài liệu, số hóa tài liệu nên để chế độ tự động, ….).

Tọa đàm cũng được lắng nghe những ý kiến chia sẻ của các đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học về chuyển đổi số trong Thư viện, như: (1) Hoạt động bản quyền thư viện số; (2) Xây dựng thư viện điện tử để phục vụ tốt cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu khoa học; (3) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thư viện; (4) Xây dựng nguồn tài nguyên thông tin số của thư viện điện tử; (5) Quản lý nguồn tài liệu nội sinh; (6) Chia sẻ tài liệu giữa các Thư viện của các trường đại học, Học viện; …

c19.jpeg
Đại biểu tham gia chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.

Kết luận Hội thảo, TS. Nguyễn Tiến Hiệp, Giám đốc Trung tâm Công nghệ và Thư viện trân trọng cảm ơn các ý kiến tham luận và bài viết tham gia Hội thảo của các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài Học viện. Đây là cơ sở, định hướng để Trung tâm Công nghệ và Thông tin của Học viện triển khai hoạt động chuyển đổi số thư viện trong thời gian tới nhằm cải thiện quy trình, giảm thiểu thời gian, công sức làm việc cho cán bộ, viên chức; đặc biệt mang lại sự tiện lợi cho việc tìm kiếm, sử dụng nguồn tài nguyên thông tin cho bạn đọc, cán bộ, giảng viên, học viên tra cứu, nghiên cứu./.

Bài liên quan
  • ‏Chuyển đổi số - xu thế tất yếu của báo chí hiện đại‏
    ‏Sáng 30/11, Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Chuyển đổi số báo chí, xuất bản - Lý luận và thực tiễn" đã được diễn ra tại Thái Bình do báo Nhân Dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Tỉnh ủy Thái Bình phối hợp tổ chức. ­‏
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • Tái hiện không gian Hà Nội thời chiến qua triển lãm trực tuyến 3D
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, vào ngày 20/9, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc triển lãm trực tuyến 3D “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị miễn, giảm học phí cho học sinh vùng bão lũ
    Ngày 18-9, Bộ GD-ĐT có công văn gửi UBND các tỉnh, thành về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
  • Hà Nội xây thêm 29 cầu vượt cho người đi bộ
    Mới đây, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông đã báo cáo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất UBND TP Hà Nội danh mục đầu tư 29 cầu vượt cho người đi bộ trên địa bàn thành phố. Đề xuất này nhằm đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực đông dân cư, nơi tập trung nhiều trường học.
Đừng bỏ lỡ
Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hướng đến chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO