Thơ của người lính yêu thơ

PGS.TS Vũ Nho| 19/12/2022 07:54

Nguyễn Hồng Minh là một người lính, tác giả nhập ngũ năm 1970 và từng tham gia 3 trận đánh lớn, đó là đánh máy bay B52 ở Hà Nội năm 1972, tiến về Sài Gòn mùa xuân 1975, giúp đỡ quân dân Cam-pu-chia đánh đuổi bọn diệt chủng Pôn Pốt.

nha-tho-nguyen-hong-minh(1).jpg
Tác giả Nguyễn Hồng Minh thời trẻ.

Có thể nói tác giả là một người lính yêu thơ, tham gia nhiều trận đánh, có mặt ở nhiều trọng điểm, chứng kiến và trải qua thực tế khốc liệt của nhiều mặt trận. Với sự trải nghiệm sâu sắc đó, người lính ấy đã xuất bản 4 tập thơ “Hương đất”, “Quê hương”, “Trăng treo bên cánh võng”, “Khúc tình ca người lính”, và trong năm 2022 lại công bố 3 tập thơ gồm hơn 240 bài.


Tác giả bộc bạch: “Bản thân tôi coi thơ như khoảng lặng cuộc đời, là niềm vui, là nỗi đau, là những trăn trở khi viết về đồng đội, những chị em thanh niên xung phong đã hi sinh hoặc thương tật trong chiến tranh ác liệt tại tuyến lửa Trường Sơn và thời gian chiến đấu ở Cam-pu-chia. Thơ tôi như là sự tri ân với đồng đội sau hòa bình còn gặp nhiều vất vả trong cuộc sống đời thường. Ngoài ra, đối với gia đình, cha mẹ, anh chị em, nhất là với người vợ yêu quý cùng các con của tôi”.


Bởi thế những chủ đề nổi bật nhất của các tập thơ là cuộc sống ở chiến trường, tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, đồng đội và bè bạn. Đọc thơ của Nguyễn Hồng Minh, người đọc như được thấm thía những gian khổ, khó khăn, niềm lạc quan, sự hi sinh của các chiến sĩ. Và chúng ta hiểu được vì sao mà quân đội ta đã anh dũng chiến thắng kẻ thù có vũ khí hiện đại, tối tân.

bia-sach-1.jpg
bia-sach-2.jpg
Một số tác phẩm của tác giả Nguyễn Hồng Mình.


Tác giả đã miêu tả một cảnh ăn cháo của các chiến sĩ:
Xụp xoạp húp tròn quanh bát nóng
Mồ hôi chảy giọt miệng cười tươi
Cạn nồi thìa vét khua xủng xoảng
Ấm bụng cậu nào mắt cũng tươi
(Ăn cháo trên rừng Trường Sơn)
Điều đáng nói là nồi cháo đó nấu bằng “nước rỉ tanh mùi sắt váng nhơ”, và còn ít cháo nguội sót lại thì “vàng khè, thum thủm” khiến ai cũng “lè lưỡi”!
Và đây bữa cơm đầu tiên trong Dinh Độc Lập, là cơm nắm mà người lính không kịp thổi nấu:
Bữa cơm đầu tiên trong Dinh Độc Lập
Nắm cơm vắt gói lá rừng cứng ngắc
Chỗ cầm tay đã dính ướt ôi thiu
(Bữa cơm đầu tiên ở Dinh Độc Lập)
Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi tuổi trẻ, sức khỏe của bao nhiêu đồng đội, nhất là các cô thanh niên xung phong:
Con gái Trường Sơn mới vào ai cũng đẹp
Mấy tháng sau tóc rụng trơ đầu
Run cơn sốt rét vàng da tái
Thân sút gầy hai mắt quầng sâu
(Cô gái Trường Sơn)
Và câu chuyện của cô thanh niên xung phong này không chỉ là chuyện một người. Bao cô gái đã ngã xuống nơi trọng điểm khốc liệt:
Hòa bình về anh tìm em nhà cũ
Cha mẹ già tóc bạc nương nhau
Em đi xa giấy ố màu báo tử
Nghe kể chuyện em bao nỗi nhớ xót đau
(Gặp em giữa rừng Trường Sơn)
Những đồng đội của tác giả cũng đã hi sinh khi còn rất trẻ:
Đồng đội ra đi
Chưa một lần biết nụ hôn người bạn gái
Lóng ngóng run nắm tay
Không hẹn ngày trở lại
(Đồng đội tôi)
Nấm mộ của họ có chiếc điều cày, một kỉ vật chiến trường thân thiết:
Bạn tôi hi sinh nằm lại sau đồi
Chiếc điếu cày đặt trên phần mộ

Như khẩu súng người lính
Chiều hoàng hôn rực đỏ
(Hai vòng tròn trắng đen)
Họ không hề bất ngờ vì sao gian khổ khó khăn ghê gớm:
Sốt rét ở đây, có đồng đội nào không sốt
Nắng hầm như than vẫn trùm chăn đắp
Thằng chống nạng giò, vai súng nặng cùng nhau
Tóc rụng thưa dần đôi mắt trũng sâu
(Mùa khô ở Pailin)
Những tiếng hát vẫn cất cao. Tiếng hát át sự mất mát, hi sinh. Tiếng hát tăng niềm tin chiến thắng. Nhiều bài thơ của tác giả kể về tiếng hát: “Câu hát quan họ”, “Lời ví dặm”, “Tiếng hát trong hang đá”, “Anh hát em nghe giữa thành phố mang tên Bác Hồ”, “Người đàn bà hát”, “Câu hát của cha”, “Đêm Trường Sơn nghe em hát”. Tiếng hát ấy gợi nhớ miền quê quan họ:
Nghe tiếng em hát biết con gái quê mình
Chẳng lẫn vào đâu giọng Bắc Ninh
Đêm Trường Sơn ánh đèn dầu leo lét
Kinh Bắc quê mình, người đã khéo lại… xinh
(Đêm Trường Sơn nghe em hát)
Tiếng hát khỏe át cả tiếng bom:
Tiểu đội tôi
Từ đồng chí A Trưởng đến cậu lính anh nuôi
Giọng người nào cũng khỏe
Ngoài trời đạn cầu vồng chớp lóe
Át tiếng bom thù
Tiếng hát bay xa…
(Tiếng hát trong hang đá)
Thật không thể hình dung nổi tinh thần lạc quan của các chiến sĩ khi tiến về Sài Gòn:
Chưa bao giờ chúng tôi cười vui như thế
Vào cái chết mà như đi mở hội
Cả hàng quân không ai lá ngụy trang
Mặc máy bay, pháo giặc nã ùng oàng
(Thần tốc Sài Gòn)
Một điều đặc biệt là với tinh thần người lính, tác giả đã thẳng thắn, phê phán trực diện, mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực, những quan tham, những hình nhân vô cảm trước nỗi đau của đồng bào đồng chí. Đó là các bài thơ “Cái đinh rỉ cắm giữa lòng Thủ đô”, “Gửi ông Lý Hiển Long”, “Tiếng kêu Thủ Thiêm”, “Anh hùng ngã ngựa”, “Tổ quốc mình anh để ở đâu”, “Góc khuất lịch sử”, “Vô cảm”...
Thơ của Nguyễn Hồng Minh còn nhiều bài dành cho người mẹ, người cha cựu chiến binh, người vợ thủy chung và những người con. Đó là những người ruột thịt đem đến cho người chiến sĩ tình yêu và niềm hạnh phúc. Thật đáng tự hào khi anh viết như tâm sự, như giãi bày với người mẹ kính yêu:
Cả cuộc đời này
con không hề nuối tiếc
Bởi con đã sống làm người
biết đứng thẳng, ngẩng cao
(Con đã sống với đời không uổng phí, mẹ ơi)
Nhìn chung, thơ Nguyễn Hồng Minh phong phú về đề tài, cả trong chiến tranh và trong hòa bình, cả cuộc chiến bom rơi đạn nổ và cuộc chiến không tiếng súng chống Covid-19. Đó là thơ của một người lính yêu thơ, giàu tình cảm với đồng đội, bạn bè, quê hương, đất nước. Nhà thơ đã đi qua bom đạn chiến tranh, sống sót trở về. Việc làm thơ cũng là một hành động thiết thực để tri ân đồng đội, đồng bào, gia đình và những người thân yêu

(0) Bình luận
  • “Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long”: Trang sách cảm xúc, sâu sắc về tình cảm gia đình
    “Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long” là tác phẩm đầu tay của Tiểu Phong (bút danh văn học của tác giả Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê quán Hưng Yên), được Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành vào năm 2025.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm: Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch “Lửa từ Đất”
    Sáng 23/5 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm chuyên đề “Chất liệu múa đương đại trong nhạc kịch Lửa từ Đất”. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo nghệ sĩ và giới chuyên môn, cùng trao đổi về vai trò và sức mạnh biểu đạt của múa đương đại trong một tác phẩm mang đậm dấu ấn lịch sử - chính trị.
  • Họa sĩ Đặng Thị Khuê: Người kết nối giá trị văn hóa và thẩm mỹ trong đời sống đương đại
    Với họa sĩ Đặng Thị Khuê, nghệ thuật không chỉ là sáng tạo mà còn là hành trình trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Gần như cả cuộc đời, bà lặng lẽ theo đuổi một “nghĩa vụ tự thân” - kết nối di sản với đời sống đương đại thông qua tác phẩm cá nhân và các hoạt động cộng đồng. Là một trong những nghệ sĩ thực hành nghệ thuật đương đại đầu tiên tại Việt Nam nhưng thay vì chạy theo xu hướng, bà chọn lối đi ngược dòng: quay về với mỹ cảm bản địa. Chính lựa chọn khác biệt ấy đã tạo nên một Đặng Thị Khuê độc đáo, không hòa lẫn trong đời sống nghệ thuật.
  • Vở kịch “Ngược chiều bình an” khắc họa chân thực hình ảnh người lính cứu hỏa
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), Công an thành phố Hà Nội; Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Việt Nam; Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”.
  • Hà Nội bổ sung diện tích rào chắn phục vụ thi công trên đường Kim Mã
    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ bổ sung khu vực rào chắn để thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã để ứng phó trong trường hợp khẩn cấp (khu vực ngã tư nút giao Kim Mã - Núi Trúc) trong quá trình thi công khoan hầm đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội.
  • Huyện Thường Tín đề xuất 4 trụ sở xã mới sau sắp xếp, đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương lớn của Đảng
    Thông tin UBND huyện Thường Tín (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương đã có đề xuất với UBND Thành phố Hà Nội về việc đặt trung tâm hành chính - chính trị, trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội của 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Thơ của người lính yêu thơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO