Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Thị xã Sơn Tây: Phát triển công nghiệp văn hóa xứng tầm với văn hóa, lịch sử xứ Đoài

Trung Kiên 23/06/2024 20:10

Là trung tâm của văn hóa xứ Đoài và có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có, Thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa. Phát huy kết quả nổi bật đã đạt được, Thị xã Sơn Tây đặt ra nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển công nghiệp văn hóa theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội.

Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội là định hướng chiến lược

Theo ông Nguyễn Hải Anh, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin Thị xã Sơn Tây, với tinh thần chủ động, trách nhiệm, sáng tạo, quyết tâm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, với tư duy lấy văn hóa làm nền tảng và tài nguyên để phát triển kinh tế, Thị xã Sơn Tây luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô. Trong những năm qua, công nghiệp văn hóa tại Thị xã Sơn Tây đã có sự chuyển biến, phát triển rõ rệt.

trung-thu-thanh-co.jpg
Các em thiếu nhi biểu diễn tại chương trình “Trung thu Thành cổ Sơn Tây - Xứ Đoài” 2023 (Ảnh tư liệu).

Tiêu biểu như các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian được quan tâm chú trọng cho đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa biểu diễn tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Các nghi lễ, phong tục, lễ hội, trò chơi dân gian truyền thống (Lễ hội đả Ngư, chùa Ón...) được thị xã kế thừa, nâng cấp, khôi phục. Các mô hình, loại hình ẩm thực kinh tế đêm khu vực chợ Nghệ, cỗ sen bếp làng, bánh tẻ, bánh gai được chú trọng phát triển. Công tác bảo tồn tôn tạo các giá trị văn hóa, lịch sử, quy hoạch, tu bổ tôn tạo di tích được Thị xã Sơn Tây quan tâm.

Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 78 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó có 65 lễ hội truyền thống, hàng năm, thị xã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác tổ chức, quản lý lễ hội, tiêu biểu như: Lễ hội vùng Đền Và, lễ giỗ đức vua Phùng Hưng, Ngô Quyền.... thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham dự. Ngoài ra, Thị xã đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng các phóng sự, phim tư liệu nhằm lưu lại những tri thức trong thực hành di sản bảo tồn, di sản văn hóa làng nghề.

Thị xã Sơn Tây cũng đẩy mạnh phát triển các loại du lịch, phát triển thị trường thiết kế, thời trang, phần mềm và trò chơi giải trí, truyền hình, phát thanh, quảng cáo, xuất bản; tăng cường hội nhập trên lĩnh vực văn hóa; xây dựng người Sơn Tây thanh lịch, văn minh trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện hai Bộ Quy tắc ứng xử của UBND Thành phố Hà Nội.

“Đối với thị xã Sơn Tây - Trung tâm văn hóa Xứ Đoài, tài nguyên văn hóa rất dồi dào, cần có những giải pháp hữu hiệu để phục dựng và phát huy nguồn tài nguyên cho phát triển cần quy hoạch tổng thể để quản lý, tôn tạo và phát huy tiềm năng văn hóa gắn với phát triển kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội là định hướng chiến lược cho việc tổ chức thực hiện” – ông Nguyễn Hải Anh, nhấn mạnh.

Thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp để công nghiệp văn hóa phát triển xứng tầm

Trong thời gian tới, Thị xã Sơn Tây sẽ tập trung vào nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển công nghiệp văn hóa xứng tầm với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Trong đó, Thị xã sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành của thành phố và đề nghị quan tâm cơ chế chính sách, tập trung nguồn lực cho Thị xã để công tác bảo tồn, tôn tạo, phục dựng các dự án đã đề xuất được triển khai đúng tiến độ theo kế hoạch. Thị xã Sơn Tây cũng sẽ tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tiềm năng thế mạnh của thị xã.

Bên cạnh đó, Thị xã Sơn Tây phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại các ngành công nghiệp văn hóa; ứng dụng công nghệ tiên tiến; xây dựng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu, uy tín của Thủ đô, đất nước, quốc tế. Tập trung công tác tuyên truyền, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, chương trình, kế hoạch của thành phố, thị xã về phát triển, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch - dịch vụ để cán bộ đảng viên và Nhân dân thống nhất nhận thức, đồng tình hưởng ứng thực hiện. Song song đó, Thị xã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch; trọng tâm là phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch của thị xã.

quoc-te-duong-lam.jpg
Du khách quốc tế tham quan Làng cổ Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây).

Tập trung chỉ đạo bảo tồn, phục hồi các giá trị văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ kết hợp với tổ chức không gian tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Triển khai thực hiện xây dựng Đề án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa làng cổ Đường Lâm và một số di tích khác trên địa bàn gắn với phát triển du lịch, dịch vụ với tổng mức đầu tư 3.000 tỷ để làm sống lại làng cổ Đường Lâm.

Phục dựng lại khu di tích Thành cổ Sơn Tây với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng (giai đoạn 1 là 219 tỷ đồng). Dự án Bảo tồn, tôn tạo mở rộng khu di tích Đền Và với diện tích sau khi mở rộng khoảng 30,5ha với tổng mức đầu tư 533 tỷ đồng (trong giai đoạn 1 là 180 tỷ đồng); mở rộng lăng Ngô Quyền - Phùng Hưng khoảng 100 ha, tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng, để Khu di tích lịch sử văn hóa đền Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền xứng tầm với công lao của đức Vua Phùng Hưng, Ngô Quyền.

Thị xã Sơn Tây xây dựng khu Trung tâm Hành chính mới của Thị xã với điện tích 6,5ha (tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng) nhằm mở rộng không gian phát triển văn hóa tuyến phố đi bộ gắn với Thành cổ Sơn Tây; lập quy hoạch tổ chức xây dựng Trung tâm văn hóa Xứ Đoài để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa Xứ Đoài xưa... Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể; các di sản, tài liệu quý hiếm và các lễ hội truyền thống. Phối hợp đẩy nhanh công tác đầu tư công viên Sông Tích phục vụ hạ tầng phát triển du lịch ở địa phương.

Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin Thị xã Sơn Tây Nguyễn Hải Anh, cho biết thêm, Thị xã sẽ quan tâm đầu tư, khai thác phát triển du lịch với mô hình mới như mô hình Thực tế ảo (VR), diễn tả thực cảnh...tái diễn, tạo cảnh, phục dựng hoạt cảnh thực tế ảo như: Phùng Hưng đánh Hổ trên đồi Hổ Gầm; tái hiện chiến công :Võ công cao cả vang dội đến ngàn thu” của Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng; Sự tích Sơn Tinh Thủy – Tinh… cũng như không ngừng chú trọng cho đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa biểu diễn tại phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây.

Trong phát triển văn hóa, Sơn Tây sẽ tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; xây dựng các clip, phim ảnh, phóng sự, sách, báo để giới thiệu về di sản văn hóa Sơn Tây gắn với phát triển du lịch. Ngoài ra, thị xã phát triển các mô hình phục vụ quay phim, điện ảnh tại Thành cổ Sơn Tây, Văn Miếu, Cổng làng Mông Phụ, các nhà cổ, điểm trồng hoa… Tăng cường hội nhập trên lĩnh vực văn hóa thông qua việc tham gia các lễ hội, triển lãm về kích cầu du lịch. Xây dựng người Sơn Tây thanh lịch, văn minh nhằm khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức trong quan hệ ứng xử, phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới./.

Bài liên quan
  • Từng bước phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa
    Quá trình lập “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (Quy hoạch Thủ đô), dựa trên nền văn hóa ngàn năm cùng hệ thống di sản phong phú, đặc sắc và đa dạng; Thành phố Hà Nội đã xác định văn hóa và di sản là trụ cột phát triển Thủ đô.
(0) Bình luận
  • Tạo diện mạo mới chào đón 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” là tiêu điểm trong việc thực hiện tổng vệ sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tạo diện mạo mới chào đón 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Mãi là một Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình...
    Thành phố Hà Nội vừa quyết định dừng hẳn hoạt động bắn pháo hoa dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô - một sự kiện đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Hà Nội cũng như cả nước. Đây là việc làm thể hiện trách nhiệm, nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của người Thăng Long - Hà Nội đã được hình thành, gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Và hơn hết đó là trách nhiệm, là tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, để Thủ đô mãi là một Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình...
  • “Cánh tay nối dài” để người Hà Nội thêm văn minh, thanh lịch, nghĩa tình
    Xây dựng và phát triển người Hà Nội văn minh - thanh lịch là nhiệm vụ quan trọng của Thủ đô, qua đó tiếp tục khẳng định Hà Nội là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”. Đóng góp vào quá trình ấy có các cơ quan báo chí và điều này đã được minh chứng qua Giải Báo chí về “Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” do Thành ủy Hà Nội tổ chức, đã nhận được sự tham gia tích cực của những người làm báo cả nước.
  • Góp phần xây dựng, lan toả văn hóa Thăng Long - Hà Nội
    Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh do Thành ủy Hà Nội phát động, tổ chức không chỉ tạo ra sân chơi bổ ích, hấp dẫn cho những người làm báo, mà còn góp phần cùng Thành phố trong việc phát triển văn hóa Thủ đô.
  • Hà Nội: Xúc động thanh niên tình nguyện “cứu” lúa cho đồng bào mùa mưa bão
    Cùng với cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an, quân đội… tham gia khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đoàn viên thanh niên của Thủ đô là lực lượng xung kích, nòng cốt. Trong đó, màu áo xanh tình nguyện ngâm mình trong ruộng nước, hỗ trợ người dân thu hoạch lúa để giảm thiểu thiệt hại cho đồng bào đã chạm đến trái tim của cộng đồng, xã hội.
  • Người dân Thủ đô chung tay tổng vệ sinh môi trường sau cơn bão số 3
    Sau khi bão Yagi quét qua Hà Nội, dù lực lượng chức năng đã dồn tổng lực dọn dẹp, nhưng đường phố, ngõ phố của Thủ đô, nhất là trong các quận nội thành vẫn ngổn ngang. Trước thực tế này, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã phát động phong trào toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Từ sáng sớm ngày 14/9, tại các quận huyện trên địa bàn thành phố, công tác vệ sinh môi trường được tập trung cao độ với sự chung sức của nhiều đoàn thể và đông đảo người dân địa phương.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Quy định về phối hợp giữa cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng chức năng liên quan
    Tổ công tác rời UBND thành phố sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền, ngày mai họ sẽ xuống các huyện, xã để tiếp tục công việc của mình. Đêm cuối tại thành phố nên Nam bảo mọi người tuỳ ý di tản đi chơi. Trời đêm phố biển sáng rực rỡ bởi ánh đèn ở khắp nơi, Nam và Hải đang vừa đi vừa nói chuyện thì chợt có tiếng gọi...
  • Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" - lời tỏ bày tình yêu với Hà Nội
    Từ 28/9/2024 đến 29/10/2024, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm (đoạn đối diện tượng đài Vua Lê Thái Tổ), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”. Triển làm là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Liên hoan hát then - đàn tính và xòe Thái lần thứ VI
    Với chủ đề "Hát Then, đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái Lai Châu - tinh hoa tỏa sáng", các hoạt động nghệ thuật diễn ra tại Liên hoan có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, nét đẹp trong đời sống tín ngưỡng mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, thông qua hình thức hát Then, đàn Tính, múa trong Then và nghệ thuật Xòe Thái của đồng bào dân tộc Thái.
  • Hội sách Hà Nội 2024: Cầu nối của tri thức, lan tỏa văn hóa đọc
    Tối 27/9, Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố Vì hòa bình” đã khai mạc tại Vườn hoa đền Bà Kiệu, trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
  • [Video] “Hà Nội và Tôi”: Bồi đắp và lan tỏa tình yêu Hà Nội
    Ngày 27/9 tại phố Sách Hà Nội (phố 19/12, quận Hoàn Kiếm). Tạp chí Người Hà Nội đã tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”. Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng biên tập Tạp chí Người Hà Nội, Trưởng ban tổ chức cuộc thi khẳng định, hàng trăm tác phẩm dự thi cuộc thi viết Hà Nội và tôi đã phản ánh sinh động những nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất Hà thành, góp phần lan tỏa một Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại.
  • [Podcast] Một số nội dung mới cơ bản của Luật Thủ đô (sửa đổi)
    Luật Thủ đô (sửa đổi) Quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô, bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013. Luật Thủ đô (sửa đổi) được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, không phải là đạo luật thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành, áp dụng riêng cho Thủ đô.
  • Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống ở A Lưới
    Phát triển du lịch sinh thái và cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc của huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.
  • "Đào, phở và piano" tham dự giải Oscar
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lựa chọn bộ phim: Đào, Phở và Piano (Công ty Cổ phần Phim truyện 1 sản xuất), đại diện Việt Nam tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024 – 2025)
  • Long Biên: Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Tối 26/9, UBND quận Long Biên tổ chức khai mạc chuỗi sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại - văn hóa thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm
    Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 26/9, tại Công viên Hòa Bình (Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liêm khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm.
Thị xã Sơn Tây: Phát triển công nghiệp văn hóa xứng tầm với văn hóa, lịch sử xứ Đoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO