Thi THPT quốc gia 2017: Đề phòng gian lận bằng công nghệ cao

Theo thuonghieucongluan.com.vn| 15/06/2017 16:34

Công nghệ gian lận thi cử ngày càng cao, đề nghị quán triệt đầy đủ tới từng điểm thi, ngăn chặn ngay từ đầu. Điểm thi nào chưa yên tâm phải có giám sát ngoài để giám sát chặt chẽ. Đó là khẳng định của TS. Nguyễn Bạch Đằng, Phó Tổng Cục trưởng A83, Bộ Công An khi làm việc cùng với đoàn kiểm tra thi THPT quốc gia 2017 của Bộ GD&ĐT tại Hải Phòng ngày hôm qua, 14/6.

ua, 14/6.

Thi THPT quốc gia 2017: Đề phòng gian lận bằng công nghệ cao

Thí sinh trường THPT An Hải tập trung ôn thi THPT quốc gia. Ảnh: Nghiêm Huê

Theo Đại tá, TS. Nguyễn Bạch Đằng, hiện nay có rất nhiều thiết bị công nghệ cao có thể hỗ trợ gian lận thi cử như bút, nhẫn, đồng hồ, kể cả máy tính. “Câu chuyện là làm thế nào giáo viên có thể giám sát được  các thiết bị này” – Đại  tá Nguyễn Bạch Đằng chia sẻ.

Đại Tá Vũ Đức Thành, PA83 công an thành phố Hải Phòng cũng cho biết thêm hiện có loại ống nhòm mới có thể nhìn xa cách mục tiêu 2km sau đó phóng lên rồi chụp bằng điện thoại. “Chính vì vậy, vấn đề lộ đề thi từ những thiết bị này phải được đặt ra. Do đó, tất cả các điểm thi có tiếp xúc với nhà dân phải đóng cửa sổ. Giám thị phải chú ý đến các biểu hiện của thí sinh trong phòng thi. Khi tập huấn, chúng tôi cũng đã nói rõ điều này” – Đại Tá Vũ Đức Thành nói.

Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT cho biết Bộ đã hướng dẫn danh sách máy tính cầm tay được mang vào phòng  thi. Theo ông Hải, khó khăn là làm sao giám thị có năng lực để phát hiện hành vi sử dụng công nghệ cao. Đối với Hải Phòng, cũng như các thành phố lớn là các đô thị cần có quán triệt cao độ tới giáo viên. Vì ở các thành phố lớn, sử dụng công nghệ cao nhiều hơn hơn ở vùng nông thôn. “Chúng tôi cũng thấy một phần yên tâm vì có lớp tập huấn của trưởng phòng PA83 của công an thành phố Hải Phòng cho giáo viên. Các Sở cần đặc biệt chú ý khâu bảo mật in sao đề và sử dụng công nghệ cao trong quá trình tổ chức thi” – ông Hải cho hay. 

Còn theo ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng, về vấn đề này, kinh nghiệm của Hải Phòng là khi vào làm thi, PA83 dùng nghiệp vụ để kiểm soát, xem xét nghiêm hơn cả hành khách lên máy bay. Điện thoại của các thành viên thuộc ban in sao đề thi đều được niêm phong bên ngoài. Không ai được phép mang thiết bị nào vào trong khu vực in sao đề thi. “Vấn đề phá sóng tại các điểm thi rất khó. Chúng tôi hạn chế tối đa bằng biện pháp là kiểm soát con người. Từ in sao đề cho tới làm phách. Tuy nhiên, lo lắng nhất hiện nay của chúng tôi  là công nghệ hiện đại” – ông Trường nói.

Phải có phương án dự phòng cho tất cả các khâu

Phát biểu tại  buổi làm việc, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, ở Hải Phòng vẫn còn điểm thi đặt tại các huyện nên còn tiềm ẩn rủi ro, cần tăng cường đảm bảo an toàn cho các điểm thi này. Đồng thời, vấn đề đảm bảo an toàn đề, bài thi, nhân sự coi thi được đặt lên hàng đầu. Trong đó, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất trật tự, cướp bài thi tại các điểm tổ chức thi.

“Tại tất cả các điểm thi, bài thi, đề thi ở đâu, công an và điểm trưởng phải ở đó” – ông Trinh khẳng định. Cũng theo ông Mai Văn Trinh, Hải Phòng có địa bàn thuận lợi hơn địa phương khác nên chuyển đề, thu bài trong ngày. Nhưng bên cạnh thuận lợi cũng có khó khăn. Sở bố trí 14 đoàn  xe để vận chuyển đề thi phải có phương án dự phòng nếu chẳng may xe hỏng. Vì trong lịch sử thi cử của Việt Nam đã từng xảy ra vấn đề này.

“Đối với cán bộ coi thi, các điểm thi tuyệt đối không dùng sinh viên. Đảm bảo đủ 50% giám thị coi thi là giảng viên ĐH, 50% giáo viên phổ thông. Khi niêm phong bài thi phải có chữ ký của phó trưởng điểm đến từ trường ĐH để bảo mật. Thực hiện nghiêm túc bốc thăm cán bộ coi thi” – ông Mai Văn Trinh nói thêm. Trước lo lắng về các phương tiện công nghệ cao, ông Trinh cho rằng đúng là các phương tiện công nghệ cao hiện nay nhiều nhưng cán bộ làm hết trách nhiệm thì không thể lọt được. 

Một vấn đề nữa mà ông Trinh yêu cầu, đó là trong thời gian kỳ thi THPT diễn ra, cần bình tĩnh trước những thông tin trên mạng xã hội, xem xét thấu đáo để tránh mọi hiệu ứng không tốt ảnh hưởng đến tâm lý dự thi của thí sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Thi THPT quốc gia 2017: Đề phòng gian lận bằng công nghệ cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO