Thì thầm Hà Nội

Mộc Nhiên| 21/09/2022 08:17

Có những ngày tôi vào google tìm kiếm hai từ “Hà Nội” để nhìn ngắm dõi theo, để quyện hòa tưởng tượng mình như đang dạo bước trên con đường, góc phố, hàng cây, vào mỗi mùa nơi đây...

Thì thầm Hà Nội

Cứ vậy, tôi đã yêu Hà Nội từ lâu lắm. Chính xác hơn thì tôi đã phải lòng Hà Nội từ ngày đầu chân ướt chân ráo với kì thi đại học những năm 2006. Sau này, hầu như tôi không có nhiều dịp trở lại Hà Nội nhưng trong tim tôi chưa bao giờ ngừng nhớ nhung thổn thức. 

Hà Nội - mảnh đất nhân văn, thiện lành luôn hiền hòa rộng mở đón chào chân đến, níu bước chân đi, làm sao có thể không yêu và thương cho được. Phải rồi! Đã có bao bức họa đẹp đẽ tỉ mỉ, bao khúc nhạc và ca từ ngọt ngào đắm đuối si mê, bao bài thơ bài văn người ta kể về mảnh đất nghìn năm văn hiến ấy. Vậy mà Hà Nội vẫn luôn là nguồn cảm hứng vô cùng bất tận với thời gian cho bao đời nghệ sĩ nảy mầm trăn trở. 

Giữa mùa thi đại học ngày ấy, tôi từng ngất ngưởng với cơn say xe khách rồi vừa trèo lên xe buýt mà nhao mình trượt dài tới tận chỗ chú tài xế trong tích tắc. Trong con mắt ngơ ngác, “nhà quê ra tỉnh”, tôi cứ ngỡ mọi thứ nơi đây lạ lẫm, đắt đỏ khó chi tiêu, người lại khó gần, ấy vậy mà trái ngược lại tất cả. Những anh chị sinh viên đã tốt nghiệp bám trụ lại nơi Hà thành đã đón mời chúng tôi vào chung nhà trọ. Họ tận tình cơm nước, tư vấn, củng cố tinh thần cho những đứa trẻ non nớt như chúng tôi có một kì thi bớt lắng lo căng thẳng. 

Chỉ có vài ngày ngắn ngủi từ trường thi về phòng trọ mà con đường rẽ vào ngõ ngách ấy thân quen nhanh đến vậy. Ngay cả những tiếng rao hàng rong giữa trưa, chiều và buổi khuya luồn lách vào tận cùng con hẻm vẫn réo rắt vang trong, chưa từng vỡ vụn, nhập nhòe hay méo mó. 

Hà Nội bao dung đến độ mọi mưu sinh khó nhọc của người dân lao động từ ngoại thành, từ tỉnh lẻ như được bao bọc chắn che và tự bao giờ đã trở thành một thói quen, một thức vị mà người Hà Thành đã coi đó giống như một phần của cuộc sống. Tôi nhớ gói xôi nóng ủ trong lá sen ngan ngát thơm lừng quyện vào ruốc trắng tơi xốp như bông. Những gói cốm nhỏ xinh từ ruộng quê ân tình. Tôi nhớ que kem mát lịm tan chảy khi cùng mấy đứa bạn túm tụm nơi cửa phố Tràng Tiền. Tôi lại nhớ khu chợ sinh viên bán đồ quần áo, phụ kiện...  giá cả phải chăng mà tha hồ chọn lựa.

Tôi nhớ những sọt rau củ xanh tươi, những thức quà cây nhà lá vườn lấp loáng khắp sạp hàng đường phố. Tôi tò mò với 36 phố phường đặc trưng. Tôi ước mình được đi khắp Hà Nội dẫu có lạc đường hay thật khó nếu tự mình tìm lối ra. Tôi sẽ tranh thủ mà đi lang thang, mà ngắm nhìn cho rõ tất cả Hà thành yêu dấu. Ước là vậy còn thực tế, tôi chắt chiu, cóp nhặt lắm những kỉ niệm có được khi đôi lần cùng bạn thăm thú một vài nơi, như thế cũng đủ cho tình yêu Hà Nội trong tôi trỗi dậy và lớn thêm rồi.

Tôi yêu những hàng cây cổ thụ xanh mướt khoác áo thời gian mà thủy chung với đất và người nơi này. Bốn mùa trầm mặc vàng xanh, lá rụng như thảm được dệt thênh thang, lòng người cũng từ ấy mà suy tư, lắng đọng rồi nhẹ nhõm êm đềm. Cảm giác lá rụng vào tóc, lá chảy xuống vai, lá bám theo từng guồng quay của xe đạp có lẽ là khoảnh khắc tuyệt đẹp của một đôi bạn trẻ nào đó đang thơ mộng dạo giữa phố phường. Tôi và đứa bạn cũng từng đạp xe mà tắm mình trong mùi hương hoa sữa. 

Tôi đã đặt chân đến vườn Bách Thảo dưới cái nắng hè thu mà như muốn lăn mình vào đám cỏ, bóng cây rồi hít hà không gian xanh ngọt. Tôi từng ghé lại Ba Đình, đứng bên những ô cỏ mà ngắm nhìn lăng Bác từ xa. Cũng lần ấy, tôi biết đến hồ Gươm long lanh gió nước, tháp Rùa cổ kính rêu phong hay cầu Thê Húc đỏ như son dẫn vào đền Ngọc Sơn thành kính... Bất cứ nơi đâu của Hà Nội cũng khiến người ta cảm thấy vương vấn đến nao lòng. 

Hà Nội không mới nhưng chưa từng cũ bao giờ, dẫu rằng năm tháng qua đi luôn khiến cho vạn vật trên đời phải già nua cằn cỗi. Tôi thường viết về những thứ ở quê mà phố phải “thèm thuồng ao ước”. Thế rồi tôi phải lòng bầu trời của phố, không gian của phố đẹp chẳng kém quê đâu. Chẳng thế mà những người được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, họ bày tỏ nỗi lòng đầy gắn bó yêu thương từ những điều nhỏ nhất. Họ gửi vào bức vẽ, khúc nhạc, vào bài thơ, bài văn đầy lắng sâu, ngọt ngào và da diết. Phố Hà thành dù chật chội san sát cửa nhà nhưng bốn mùa mưa, nắng, gió chan hòa, bốn mùa có đủ thứ hoa, ngay cả trời đêm, đèn đường cũng vàng ươm màu ấm áp. Những khu nhà cổ luôn mang cho ta cảm giác tìm lại, nhớ về một Hà Nội xa xưa hay những năm kháng chiến trường kì... Đẹp biết bao khi ngắm nhìn thăm thú danh lam thắng cảnh ở Hà Nội. Và hơn nữa, tôi còn cảm mến người Hà Nội.

Tôi từng nghe đâu đó rằng: Hà Nội thứ gì cũng đắt đỏ, bon chen, người bán hàng thì không mấy thiện cảm, có phần khiếm nhã... Tôi không phủ nhận điều ấy, Hà Nội cũng như bất cứ nơi đâu, sẽ có người thế này thế khác. Nhưng một phần cũng bởi, người ngoại tỉnh khắp nơi đổ về Hà Nội làm ăn buôn bán, khó mà tránh được sự pha tạp xen kẽ trong lòng Hà Nội vốn nho nhã nhân văn. Giá mà ai đã sống và gắn bó cùng nơi này đều có thể cân nhắc mọi giá trị bản thân thì Hà Nội chẳng phải đôi lần nhận cả về mình những điều như thế. Tôi chỉ mong những thế hệ bây giờ và cả sau này nếu có cơ duyên gắn bó với mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến thì hãy tận tâm, tận lực và cùng đóng góp giữ gìn một Hà Nội trong lành, giàu đẹp đầy nhân văn hào hoa và phóng khoáng. 

Tôi yêu Hà Nội trong sự kín đáo, chân thành, chỉ lòng mình biết thôi cũng đủ. Dù tôi chưa từng gắn bó hay cống hiến điều gì cho nơi này nhưng với tôi điều ấy không quan trọng. Điều quan trọng với cảm xúc con người khi yêu thương là sự thổn thức, là những trải nghiệm có thật khiến cho người ta không bao giờ quên mà muốn ghi nhớ mãi. Tôi đã yêu, luôn yêu và sẽ còn mãi yêu mảnh đất Hà thành đầy dung dị trìu mến. Sâu thẳm trong tâm hồn tôi luôn có một vị trí nhất định dành cho Hà Nội dù chỉ là góp nhặt những kỉ niệm để rồi vun vén nuôi dưỡng đến tận ngày sau, dẫu có bao đổi thay thì Hà Nội trong tôi vẫn đẹp đẽ thanh lịch, ấm áp và ngọt ngào. 

Hôm nay, tôi thì thầm với Hà Nội..

Thì thầm Hà Nội

(0) Bình luận
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Thì thầm Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO