Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Thể lệ Cuộc thi viết "Hà Nội & Tôi" lần thứ II

Tạp chí Người Hà Nội 07/11/2024 09:21

Nhằm đa dạng hóa phương thức tuyên truyền trong việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 – 2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ II với chủ đề “Hà Nội: Chuyện làng - chuyện phố”.

I. Mục đích, ý nghĩa

- Cuộc thi viết về chủ đề “Hà Nội & Tôi” lần thứ II góp phần tôn vinh, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long – Hà Nội; cốt cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội… từ đó khơi dậy tình yêu và trách nhiệm trong mỗi người Hà Nội cũng như người dân cả nước đối với Thủ đô ngàn năm văn hiến.

- Cuộc thi là cơ hội để mọi người hình dung rõ nét hơn về sự biến chuyển của phố và làng ở Thủ đô qua từng giai đoạn, góp phần làm sáng tỏ hơn những giá trị cũ và mới của mảnh đất Kinh kỳ - Kẻ Chợ.

- Là cơ hội để mỗi người thể hiện góc nhìn, tình yêu với Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thủ đô Anh hùng, Thành phố Vì hòa bình, Thành phố Sáng tạo.

- Góp phần nuôi dưỡng tình yêu Hà Nội, đặc biệt là thế hệ trẻ; khơi gợi cho mỗi người cùng suy ngẫm về trách nhiệm cá nhân để góp phần dựng xây Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

II. Đối tượng dự thi

- Các tác giả chuyên và không chuyên, là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài ở mọi lứa tuổi đều có thể gửi tác phẩm tham gia.

- Thành viên Hội đồng giám khảo, Hội đồng thẩm định tác phẩm, Tổ Thư ký không được gửi tác phẩm tham gia.

III. Yêu cầu tác phẩm dự thi

1. Thể loại: Tản văn, ghi chép và phóng sự

2. Nội dung:

- Tác phẩm dự thi là những kỷ niệm, hồi ức gắn với những những câu chuyện có thật về làng và phố của Hà Nội xưa và nay, từ truyền thống lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa, phong tục tập quán, nghề thủ công, diễn xướng dân gian, ẩm thực đến nếp sống, cách giao tiếp ứng xử…

- Thể hiện những cảm xúc, cảm nhận của người dự thi về những giá trị cốt lõi của đất và người Hà Nội.

- Qua những câu chuyện ấn tượng, hấp dẫn về làng và phố phản ánh nhịp sống, sự biến chuyển của đô thị Hà Nội, sức vươn của thành phố trong quá trình hội nhập và phát triển, đặc biệt là trong phát triển công nghiệp văn hóa.

- Thể hiện những ý tưởng, sáng kiến của tác giả góp phần hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

3. Quy định về tác phẩm tham gia dự thi

- Tác phẩm dự thi phải là những sáng tác mới, chưa được sử dụng, chưa đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào và chưa công bố trên mạng xã hội..

- Số lượng tác phẩm: Không giới hạn

- Tác phẩm dự thi sử dụng ngôn ngữ trong sáng, phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam; khuyến khích các tác phẩm có ảnh minh họa.

- Tác giả cam kết chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với tác phẩm của mình, đảm bảo không có tranh chấp bản quyền. Nếu các tác phẩm được trao giải vi phạm về bản quyền, có tranh chấp về quyền tác giả và được cơ quan có thẩm quyền công bố tác phẩm đạt giải thuộc tác giả khác hoặc có sự đóng góp của đồng tác giả khác Ban Tổ chức sẽ xem xét thu hồi giải thưởng và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tác phẩm dự thi được đánh máy trên một mặt giấy khổ A4, phông chữ Times New Roman; độ dài tác phẩm dự thi không quá 3000 chữ.

- Tác phẩm dự thi cần ghi rõ thông tin tác giả: Họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại và email. Mỗi tác giả tham gia cuộc vận động chỉ dùng một bút danh.

IV. Quy định về tác phẩm dự thi

- Ban Tổ chức không trả lại các tác phẩm tham dự cuộc thi trong bất kỳ trường hợp nào và được toàn quyền sử dụng các tác phẩm dự thi để phục vụ các hoạt động quảng bá tuyên truyền dưới mọi hình thức mà không phải trả bất kỳ chi phí nào.

- Tác phẩm dự thi vượt qua vòng sơ loại, được chọn đăng trên Tạp chí điện tử Người Hà Nội (https://nguoihanoi.vn). Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào số lượt view, like để trao một số giải thưởng phụ.

- Bản quyền tác phẩm dự thi thuộc về Ban Tổ chức cuộc thi. Ban Tổ chức cuộc thi không chịu trách nhiệm về những tranh chấp bản quyền tác giả có liên quan. Tác phẩm đoạt giải nếu vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ thu hồi giải thưởng và tiền thưởng.

- Bài viết vi phạm nội quy của Ban Tổ chức, thuần phong mỹ tục Việt Nam hoặc thông tin không phù hợp sẽ bị loại bỏ mà không cần thông báo cho tác giả.

- Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm với các bài dự thi bị thất lạc trong quá trình gửi đến Ban Tổ chức.

- Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về việc người dự thi cung cấp sai thông tin cá nhân, dẫn đến việc không liên lạc được.

- Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật tại thời điểm nhận giải.

- Ban Tổ chức chỉ giải quyết mọi trường hợp khiếu nại về kết quả cuộc thi trong vòng 7 ngày từ ngày công bố kết quả.

V. Cơ cấu giải thưởng

1. Cơ cấu giải chính

- 01 giải Nhất: Giấy chứng nhận kèm tiền thưởng trị giá: 8.000.000 đồng/giải.

- 02 giải Nhì: Giấy chứng nhận kèm tiền thưởng trị giá: 6.000.000 đồng/giả.

- 03 giải Ba: Giấy chứng nhận kèm tiền thưởng trị giá:4.000.000 đồng/giải.

- 04 giải Khuyến khích: Giấy chứng nhận kèm tiền thưởng trị giá: 2.000.000 đồng/giải.

2. Cơ cấu giải phụ

- Các tác phẩm tham dự cuộc thi sẽ được BTC đăng tải trên Tạp chí điện tử Người Hà Nội (https://nguoihanoi.vn) và BTC sẽ trao các giải phụ cho những tác phẩm:

-Tặng thưởng cho tác phẩm có lượt xem cao nhất trong quý: 1.000.000 đồng/giải.

-Tặng thưởng tác phẩm có lượt xem cao nhất trong năm: 2.000.000 đồng/giải.

VI. THỜI HẠN VÀ NƠI NHẬN TÁC PHẨM

1. Thời gian nhận tác phẩm dự thi

Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ ngày phát động đến hết ngày 30/8/2026 (tính theo thời gian hiển thị trên hộp thư điện tử hoặc theo dấu bưu điện với các tác giả gửi tác phẩm theo đường bưu điện).

2. Phương thức nhận tác phẩm dự thi

- Các tác phẩm dự thi gửi về cho Ban Tổ chức, tiêu đề ghi rõ: Tác phẩm tham gia Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ II

- Tác phẩm dự thi gửi tới Ban Tổ chức theo 2 hình thức:

+ Gửi qua email: hanoivatoi@gmail.com

+ Gửi trực tiếp địa chỉ tòa soạn: Tạp chí Người Hà Nội, số 126 Nam Cao, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

3. Lễ tổng kết và trao giải

- Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2026)./.

(Thời gian và địa điểm cụ thể Ban tổ chức sẽ thông báo sau)

Thông tin liên hệ:

BAN TỔ CHỨC CUỘC THI VIẾT "HÀ NỘI & TÔI"

TÒA SOẠN TẠP CHÍ NGƯỜI HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 126 Nam Cao, Giảng Võ, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0243. 846 5176 – 0243. 846 5092

Email: hanoivatoi@gmail.com

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội
    Sáng nay 6/12, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
  • Bí ẩn về nơi yên giấc nghìn thu của quan Thái giám triều Nguyễn
    Được vua và thái hậu chấp nhận, các quan Thái giám triều Nguyễn quyên góp mở rộng “Thảo Am đường” để làm nơi yên nghỉ sau khi mất.
  • [Podcast] Quà chiều – Thú ăn tao nhã của người Hà Nội
    Hà Nội có nhiều điều khiến người ta yêu và nhớ. Có người yêu Hà Nội vì mùa thu với hương hoa sữa thơm nồng, có người yêu Hà Nội vì mùa hạ cùng những trái sấu chín vàng ươm, cùng những rặng hoa bằng lăng tím ngắt. Có người lại yêu Hà Nội bởi mùa đông - vì đó là mùa của tình yêu, là mùa gọi người ta xích lại gần nhau hơn, mùa của những bàn tay đan cài vào nhau, mùa của những nụ hôn và cái ôm thật chặt. Có người lại yêu Hà Nội để mỗi khi chiều về lân la những khu tập thể cũ, những ngõ nhỏ, phố nhỏ tìm kiếm thức quà chiều mà mình ưa thích nào là cháo sườn, cháo trai, bành giò, bánh gối… Những điều giản dị đó trong nhịp sống hàng ngày của người Hà Nội đôi khi lại là lý do chính để nhiều người đến, yêu và muốn gắn bó với Hà Nội.
  • Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn Thành phố triển khai đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Sáng nay 6/12, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn Thành phố triển khai đợt sinh hoạt chính trị: “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
  • Ngày mai 6/12, diễn ra Lễ khai trương Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội
    Sự ra đời của Trung tâm Dữ liệu chính đánh dấu một bước quan trọng trong xây dựng hạ tầng CNTT bảo đảm thành công Chương trình chuyển đổi số toàn diện của Thành phố, là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo của Thủ đô và đất nước...
Đừng bỏ lỡ
Thể lệ Cuộc thi viết "Hà Nội & Tôi" lần thứ II
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO