Sự kiện & Bình luận

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

PV 17:16 07/03/2023

Sáng 7/3, tại tỉnh Bắc Ninh, Ban Chỉ đạo Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô họp, nghe báo cáo tiến độ triển khai dự án và những khó khăn, vướng mắc, giải pháp tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

image_gallery-2-.jpg
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì Hội nghị

Tham dự Hội nghị có các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa. Cùng tham dự có lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các sở, ngành của Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh.

Tiến độ phê duyệt các dự án thành phần còn chậm

Báo cáo tổng hợp chung về tiến độ triển khai dự án do Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày tại hội nghị cho thấy, về công tác GPMB, đến nay, thành phố Hà Nội đã di chuyển 5.307/11.682 ngôi mộ, đạt 48,83%; đã phê duyệt và thu hồi đất được 276,08/796,766 ha, đạt 34,65%. Tổng số tiền đã phê duyệt trên địa bàn thành phố Hà Nội là 2.488,73 tỷ đồng.

Đối với tỉnh Hưng Yên, tổng diện tích thu hồi trong phạm vi GPMB 263,7ha/19,3Km. Số hộ có đất ở bị thu hồi 843 hộ. Số mộ cần di dời 3.327 ngôi, dự kiến diện tích bố trí tái định cư 50ha. Di chuyển 15 cột điện cao thế. Tổng kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án khoảng 5.966,84 tỷ đồng, vượt 2.226,84 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư được Quốc hội thông qua trên địa phận Hưng Yên.

2d2a7250.jpg.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa phát biểu tại Hội nghị

Quỹ phát triển đất tỉnh Hưng Yên đã tạm ứng 42 tỷ đồng để các địa phương tổ chức chi trả cho nhân dân di chuyển mồ mả và thực hiện đồng thời công tác xây dựng nghĩa trang mới hoặc mở rộng, các công việc khác có liên quan. Đến nay, tại các huyện đã di chuyển được 738 ngôi/3.311 ngôi mộ.

Còn tại tỉnh Bắc Ninh, tổng diện tích đất bị thu hồi khoảng 389ha; số mộ bị ảnh hưởng 3.189 mộ. Hiện tại, tỉnh chưa thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đối với việc triển khai thực hiện các dự án thành phần, đến nay, thành phố Hà Nội đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận thành phố Hà Nội, với tổng mức đầu tư khoảng 13.370 tỷ đồng và dự án thàn phần 2.1: Xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận thành phố Hà Nội, tổng mức đầu tư khoảng 5.388 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách Thành phố.

Các dự án thành phần 1.2, 1.3, 2.2, 2.3 do UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh là cơ quan có thẩm quyền đang tổ chức thẩm định, tiến độ bị chậm theo tiến độ tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 (phê duyệt các dự án thành phần trong tháng 01/2023) và có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ khởi công dự án trong tháng 6/2023.

2d2a7268.jpg.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị

Nhiệm vụ thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ đẩy nhanh công tác thẩm định và phê duyệt Dự án thành phần 1.2 và Dự án thành phần 1.3. Tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên khẩn trương đẩy nhanh công tác thẩm định và phê duyệt các dự án thành phần để kịp thông qua kỳ họp HĐND tỉnh bố trí vốn, đảm bảo để khởi công dự án trong tháng 6/2023. Đồng thời, chủ động rà soát nguồn vật liệu trên địa bàn tỉnh để ưu tiên cung cấp cho Dự án nhằm giảm chi phí, rút ngắn cung đường vận chuyển.

Tại Hội nghị, lãnh đạo các địa phương đã trao đổi, thảo luận về tiến độ thực hiện, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án. Đại diện các bộ, ngành Trung ương đã trao đổi, giải đáp một số kiến nghị, đề xuất của các địa phương. Các ý kiến đều thống nhất cho rằng 9 nội dung kiến nghị của Ban Chỉ đạo đối với Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc là rất quan trọng, cần thiết; nhất định phải đề nghị các bộ, ngành liên quan và Chính phủ ủng hộ, giải quyết.

Thẳng thắn nhìn nhận tiến độ triển khai dự án trên địa bàn đang chậm hơn Hà Nội, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn và Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa cam kết sẽ tập trung chỉ đạo để hoàn thành giải phóng 70% mặt bằng trước 30/6/2023, phục vụ khởi công dự án đúng tiến độ.

2d2a7311.jpg.jpg
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, dự án Vành đai 4 là dự án cụ thể, công việc cụ thể được triển khai theo mô hình hoạt động vùng. Thực hiện thành công dự án sẽ là cơ sở có ý nghĩa rất lớn để thực hiện các Nghị quyết của Đảng về phát triển vùng, trong đó có Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị báo cáo với Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề xuất phê duyệt tổng mức đầu tư 3 dự án thành phần trên cơ sở thực tế.

Làm sớm ngày nào đỡ lãng phí ngày đó

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, tiến độ dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào vận hành năm 2027) không chỉ được ghi rõ trong Nghị quyết của Quốc hội, mà còn trong các Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ cho thấy sự chỉ đạo đồng bộ và quyết tâm chính trị cao của Trung ương và 3 địa phương Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Nhìn nhận về tình hình triển khai dự án, đồng chí Đinh Tiến Dũng cho biết, 3 tỉnh, thành phố đều đã thể hiện rõ quyết tâm; ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương, cả 3 địa phương đã bắt tay vào thực hiện, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong quá trình triển khai vừa qua, xuất hiện nhiều cách làm hay, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì cái chung. Đặc biệt, dự án nhận được sự đồng thuận cao từ dư luận và nhân dân. Như ở Hà Nội, thực tế cho thấy, cho đến những ngày 28, 29 Tết, người dân vẫn di dời mộ để bàn giao mặt bằng cho Nhà nước. Sau Tết, ngay tuần tháng 2 vừa rồi, các gia đình còn lại lại tiếp tục thực công việc này. Qua thực hiện, các địa phương của Hà Nội đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý; trong đó, việc huy động huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị là rất quan trọng.

2d2a7322.jpg.jpg
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu kết luận Hội nghị

“Đối với dự án trọng điểm quốc gia như đường Vành đai 4 thì làm sớm được ngày nào thì có lợi ngày đó, vừa đỡ lãng phí vừa mở ra cơ hội phát triển. Công tác giải phóng mặt bằng dự án này cũng có ý nghĩa như vậy, làm sớm được ngày nào, thì người dân có điều kiện sớm ổn định cuộc sống ngày đó”, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định.

Hoan nghênh tinh thần trách nhiệm và ý chí quyết tâm của hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên thông qua phát biểu khẳng định cam kết của hai đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đề nghị các cấp, các ngành của 3 địa phương tranh thủ tối đa sự đồng thuận, ủng hộ của người dân để thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm đúng tiến độ bàn giao như dự kiến. Trong quá trình thực hiện, cần vận dụng chính sách để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng đề nghị các bộ, ngành liên quan xem xét có ý kiến sớm đối với các nội dung kiến nghị, đề xuất của Ban Chỉ đạo; trên tinh thần đó, Ban Chỉ đạo sẽ có văn kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, đề xuất ra nghị quyết của Chính phủ đối với 9 nội dung kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án.

Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô nhất trí với đề nghị phê duyệt theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án thành phần vượt tổng mức đầu tư dự kiến sơ bộ ghi trong Nghị quyết của Quốc hội, đồng thời, sẽ báo cáo xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền theo hướng này.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý một số vấn đề để thống nhất thực hiện ở cả 3 địa phương trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng như tập trung tuyên truyền vận động và hoàn thành sớm việc di dời mồ mả; kiểm soát chặt chẽ về việc xác định nguồn gốc đất và diện tích đất vì đây là khâu dễ xảy ra sai sót nhất, cần phải giám sát thường xuyên và từ đầu để phòng ngừa...

Hội nghị thống nhất ban hành biên bản do Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện dự án của 3 tỉnh ký kết. Đồng chí Trưởng ban Chỉ đạo chung của cả 3 tỉnh sẽ ký văn bản báo cáo Chính phủ về các nội dung kiến nghị.

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có quy mô chiều dài 112,8km đi qua địa bàn của 03 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh (đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội 58,2km; đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 19,3km; đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh dài 25,6km và tuyến nối dài 9,7km). Điểm đầu nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng với tiến độ chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Dự án được triển khai theo 07 dự án thành phần, vận hành độc lập, bao gồm: 03 dự án thành phần thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn của từng tỉnh, thành phố bằng vốn đầu tư công; 03 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn từng tỉnh, thành phố bằng vốn đầu tư công và dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư.

Tác giả trích dẫn

Theo Cổng giao tiếp Hà Nội

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Thị xã Sơn Tây: Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (1954 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 4/9, UBND thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật.
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
  • Khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội tại Đan Phượng
    Tối 5-9, tại huyện Đan Phượng, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức lễ khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Sở GD & ĐT Hà Nội ban hành văn bản hỏa tốc về phòng chống cơn bão số 3 trong các trường học
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc gửi các phòng giáo dục và đào tạo, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục trực thuộc về việc phòng chống cơn bão số 3.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Cốt cách người con gái Hà thành
    Nhắc đến người con gái Hà Nội xưa, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh người con gái dịu dàng trong tà áo trắng, tóc buộc hờ sau lưng, ý nhị kín đáo từ bước đi đến cách ăn mặc. Vẻ đẹp ấy, cốt cách ấy một thời đã “nằm lòng” trong những tao nhân mặc khách và là nguồn cảm hứng cho biết bao đề tài thơ, văn, nhạc, họa ra đời. Con gái Hà Nội xưa: Tinh tế, hiếm hoi như giọt sương dưới lá, có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy. Trong chương trình “Chuyện người Hà Nội “ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm
  • Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử
    Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 là một trong những chương trình chính thức chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô, thúc đẩy du lịch Thành phố phát triển hơn nữa.
  • Quận Hà Đông lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường
    Quận Hà Đông (Hà Nội) lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường với tổng diện tích hơn 52.000 m2 ở khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao của quận.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2024
    TP. Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư khởi công Dự án xây cầu Tứ Liên trong năm 2024 với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): 4 tác động tích cực từ chính sách Luật tới người dân và xã hội
    Thông qua việc đánh giá tác động chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi) khi xây dựng dự án Luật, Bộ Tư pháp đã dự báo một số tác động đến doanh nghiệp, người dân và xã hội khi Luật có hiệu lực thi hành. Bộ Tư pháp cho rằng sẽ có 4 nhóm tác động tích cực của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi).
  • Cẩm nang thực hành quản lý tiền bạc dành cho học sinh, sinh viên
    Ngay từ khi còn là học sinh, nếu bạn biết cách làm chủ tiền bạc, thì khi trưởng thành bạn càng có nhiều lợi thế để tiến đến mục tiêu tự do tài chính. Để trang bị cho các bạn trẻ kỹ năng này, NXB Trẻ đã ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học” của tác giả Vũ Minh Tú. Cuốn sách đặc biệt hữu ích với các bạn vừa rời gia đình đi học đại học - cao đẳng, lần đầu tiên tự quản lý tiền bạc và làm quen với việc đầu tư.
  • Cục Điện ảnh thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự giải Oscar
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Quyết định số 2092/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024-2025).
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Các nội dung mới để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội
    Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua có giá trị đặc biệt, trong đó có nhiều nội dung mới về cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên các nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội, từ đó hiện thực hóa khát vọng “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” theo Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO