Việc thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với việc xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số của thành phố Hà Nội và Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và các công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 của thành phố Hà Nội; Nghị quyết về phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 10, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo đó, các đại biểu HĐND Thành phố đã thông qua: Nghị quyết về việc ban hành Nội quy kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, quy định trách nhiệm của đại biểu HĐND Thành phố, trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND Thành phố, khách mời tham dự kỳ họp của HĐND, việc lấy ý kiến đại biểu bằng phiếu xin ý kiến hoặc Biểu quyết tại phiên họp toàn thể, Các phiên họp tại kỳ họp HĐND Thành phố…;
Nghị quyết về Kế hoạch tổ chức các kỳ họp HĐND Thành phố trong năm 2023; Nghị quyết về thành lập 2 Đoàn giám sát của HĐND Thành phố về: Việc thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với việc xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số của thành phố Hà Nội và Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và các công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 của thành phố Hà Nội.
Trong đó, Đoàn giám sát của HĐND Thành phố để giám sát việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn và các công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 của Thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố làm Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn gồm các đồng chí: Phùng Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố và ông Phạm Qúi Tiên, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố. Phạm vi giám sát: Việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn và các công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 của thành phố Hà Nội từ 1/1/2021 đến thời điểm giám sát thực tế.
Theo Nghị quyết 28/NQ-HĐND ngày 8/12/2021, đã thông qua danh mục 39 công trình trọng điểm của Thành phố dự kiến đầu tư, trong giai đoạn 2021-2025, với tổng mức đầu tư dự kiến 360.980 tỷ đồng, bao gồm: 2 dự án sử dụng nguồn vốn ODA, 30 dự án sử dụng vốn ngân sách Thành phố, 01 dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư và 6 dự án thực hiện xã hội hóa.
Đến thời điểm hiện nay, việc triển khai 39 dự án công trình trọng điểm rất chậm, bộc lộ một số tồn tại chính: Các công trình trọng điểm chuyển tiếp và đủ thủ tục đã được giao Kế hoạch với mức vốn lớn để đủ điều kiện triển khai theo tiến độ được duyệt. Tuy nhiên, các dự án đều triển khai chậm, không đáp ứng yêu cầu, giải ngân thấp hoặc không giải ngân do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong tổng số 33 dự án sử dụng vốn ngân sách, có nguồn gốc từ ngân sách, ngoài 9 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020, đến thời điểm hiện nay, đã gần 1/2 kỳ kế hoạch trung hạn, mới có 9/24 dự án mới được quyết định chủ trương đầu tư (37,5%), trong đó, mới có 3/24 dự án được phê duyệt dự án. Như vậy, công tác chuẩn bị đầu tư quá chậm, chỉ đạt hơn 12,5% số lượng dự án mới triển khai trong giai đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các thủ tục tiếp theo cũng như những phương án cân đối vốn của cả kỳ kế hoạch. Đối với 6 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa, đến thời điểm hiện nay, mới có 1 dự án được quyết định chủ trương đầu tư, 4 dự án đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, 1 dự án chưa có hồ sơ đề xuất.
Đoàn giám sát của HĐND Thành phố để giám sát việc thực hiện công tác CCHC gắn với việc xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số của Thành phố, do ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố làm Trưởng đoàn; các Phó Trưởng đoàn, gồm: Bà Phùng Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố; ông Phạm Quí Tiên, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố.
Theo Tờ trình của UBND Thành phố, tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, song công tác CCHC của Thành phố vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc. Chỉ số SIPAS tuy đã có những sự cải thiện tích cực trong năm 2021, đã tăng 3 bậc so với nă 2020, song Hà Nội vẫn xếp thứ 30/63 tỉnh, thành trong cả nước. Về chỉ số CCHC, Hà Nội vẫn đang trong đà giảm xếp hạng qua những năm gần đây. Tiến độ chương trình ứng dụng CNTT, chuyển đổi số để xử lý, phân tích, dự báo và tối ưu hóa hoạt động, quản lý KT-XH, thực hiện xây dựng chính quyền số còn chậm. Chỉ số xếp hạng Chuyển đổi số năm 2021 của Thành phố rất thấp, xếp thứ 40/63 tỉnh, thành phố. Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 và tỷ lệ được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia còn thấp... Đây là những hạn chế cần chính quyền Thành phố sớm nhận diện rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới.