Tiết trời tháng sáu đầy tự tin và kiêu hãnh. Nó đúng là một tiết trời theo kiểu “Ta là một là riêng là thứ nhất/ Không có chi bè bạn nổi cùng ta” với những “nắng gắt mưa dày” hoặc “trời mưa, trời mưa không dứt”.
Tuy vậy, cái tiết trời chẳng giống ai ấy đôi khi cũng lại đem đến cho ta những cảnh sắc tuyệt vời của muôn ngàn tia nắng trinh nguyên vàng như mật rót. Tiết trời ấy cũng chính là thời điểm để sen trong hồ khai sắc tỏa hương. Cứ thế, sen về trên phố tinh khôi, dịu dàng, quyến rũ đã làm cho biết bao người ngây ngất, say mê như thể phải lòng, như thể bị bỏ bùa yêu.
Tôi chẳng biết sen có mặt trên đất Thăng Long từ bao giờ, nhưng đã thấy trên vùng hồ Tây và những đầm ao ở Hà Nội có rất nhiều nơi trồng sen, đặc biệt ở hồ Tây có một giống sen cổ, nhiều nơi khác chẳng thể nào có được. Đó là những cây sen lá lớn và dày; bông hoa to, nhiều tầng cánh (người ta nói sen Tây Hồ mỗi bông có hơn một trăm cánh hoa nên ngày xưa còn có tên gọi khác là sen bách hợp); sắc hồng tươi; hương thơm nồng nàn (đậm hơn sen nơi khác), hạt nhỏ và mẩy. Và cũng từ rất sớm, sen đã song hành cùng đời sống văn hóa của người kinh kỳ. Đầu thế kỉ XI, người Kẻ Chợ đã mượn hình ảnh bông hoa sen để thiết kế chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) để lại cho đời một ngôi chùa độc đáo, nổi tiếng ngày nay. Ngôi chùa ấy nhỏ bé và xinh xắn tựa như một bông sen từ dưới mặt nước vươn thẳng lên và xòe hoa nở. Cái hình thể ấy đúng là sự cách điệu của hình khối bông sen nở trên mặt hồ, gợi nên trong ta về sự thức tỉnh (giác ngộ).
Trong quan niệm của Phật giáo, hoa sen tượng trưng cho những thứ cao quý thanh tịnh. Theo nhà Phật thì sen có tám đặc tính mà không loài hoa nào có được: không nhiễm (gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn), trừng thanh (chỗ nào hoa sen mọc lên thì chỗ đó nước không bị đục), kiên nhẫn (nẩy mầm từ rễ củ từ cuối mùa hạ năm trước, nằm im dưới bùn chờ đến mùa xuân mới phát triển và đến mùa hạ mới khai hoa), viên dung (hoa sen có cánh hoa to bao bọc gương sen bên trong một cách tròn trịa, đẹp đẽ, thể hiện sự viên giác), thanh lương (hoa sen bất chấp sự nóng bức vẫn vươn lên đẹp đẽ, thể hiện nghị lực), hành trực (thân của cành sen mọc lên ngay thẳng), ngẩu không (thân ngay thẳng nhưng ruột thì trống, thể hiện đức tính buông xả, không cố chấp), bồng thực (hoa sen khi nở ra đã có gương có hột sẵn, thể hiện nhân quả luôn song hành).
Thế đấy, từ hàng ngàn năm nay, sen đã gắn bó cùng với vùng đất Kinh kỳ Thăng Long - Hà Nội. Cây sen, từ cái ngó nằm im trong suốt mùa đông giá lạnh dưới đáy nước, đợi thời, chờ tiết xuân ấm áp mà bật mầm. Từ bùn nhơ, từng đọt lá bé nhỏ, sen rẽ nước ngoi lên trên mặt hồ, xòe ra những cánh lá, rồi ken dầy mặt nước. Đợi đến sang hạ, sen vươn ngồng kết những búp nụ xanh. Dưới cái nắng chói chang như lửa đốt, muôn cánh lá sen xanh mướt che chở cho những búp nụ màu hồng chúm chím ngây thơ đang tích hương nuôi nhụy. Đến cữ cuối tháng năm đầu tháng sáu sen bắt đầu tưng bừng mãn độ khoe sắc, tỏa hương. Cuối hạ, hoa tàn hạt kết, sen khép lại một chu kỳ tuần hoàn để lại cho người sự luyến tiếc với bao hoài niệm và mong đợi mùa sau.
Cũng bởi yêu quý hoa sen, cũng bởi từ cái vòng tuần hoàn sinh nở ấy mà các cụ nhà ta đã chọn sen làm loài hoa tượng trưng cho mùa hạ - một trong đại diện cho tứ thời xuân hạ thu đông (mai, liên, cúc, trúc). Không những thế, người ta còn nhìn thấy ở sen có cái cốt cách và phẩm chất thanh tao. Bởi thế, suy ngẫm và liên tưởng, người ta đã nhận ra những phẩm chất, cốt cách và tâm hồn của người Kẻ Chợ, của muôn dân đất Việt đều có ở trong sen. Có lẽ vì thế nên khi bầu chọn một loài hoa tiêu biểu của đất Việt, sen đã chiếm được tình cảm của số đông người bầu và trở thành quốc hoa.
Tháng sáu đang đến gần, những đầm sen, hồ sen đang bắt đầu khai hoa. Giữa bạt ngàn lá sen xanh màu ngọc bích, một vài bông sen màu hồng nở sớm xen lẫn với hàng ngàn nụ sen đang lấp ló tựa như những thiếu nữ dịu dàng, bén lẽn, e lệ làm duyên. Dưới ánh ban mai của buổi sớm, đứng ngắm hồ sen bát ngát, mênh mông, một anh bạn họa sĩ nhận ra những bông hoa sen còn chúm chím nụ kia trông rất giống một điệu múa của vũ nữ Chăm; những bông hoa sen đã nở, cánh hoa mỏng manh, vòm cong, mơ màng tựa như một người diễn viên đang đi một vũ điệu ba lê đầy quyến rũ.
Tháng sáu cũng là mùa sen về trên phố. Từ sớm tinh mơ, những người trồng sen nhẹ nhàng đẩy con thuyền nhỏ lướt trên mặt hồ, lách qua những đám lá dày đặc để hái từng bông hoa bó lại, mỗi bó hoa có chục bông hàm tiếu để nguyên cuống dài, gói cùng nụ và lá sen non. Thế rồi sen rời hồ lên phố tiếp tục một hành trình khác, cống hiến tận cùng những thanh sắc làm đẹp cho đời. Những ngày này, đi trên phố phường Hà Nội, nhất là trong các khu phố cổ, ta sẽ chẳng khó khăn để bắt gặp những cô gái gánh hoa sen hay chở hoa sen trên những chiếc xe rong ruổi. Hương sen thoang thoảng bén gót chân qua, làm dịu đi cái nắng hè, gợi lên một cảm giác thật êm đềm và dễ chịu.
Người Hà thành rất sành chơi sen. Họ chọn mua những bông sen thật đẹp về cắm vào bình gốm để nơi phòng khách. Những giây phút thảnh thơi, thanh tịnh như thế có thêm một vài người bạn pha ấm trà sen mà cùng nhau đàm đạo, thưởng sen thì còn gì bằng. Cái thú trà sen của người Hà Nội cũng thật cầu kỳ. Người ta lấy những cánh sen nhỏ giáp phần đài để rửa trà nhằm tẩy bỏ độc tố. Sau ba ngày đem trà ấy sảy bỏ cánh sen. Tiếp đến là lấy nhị sen (còn gọi là gạo sen) đem ướp trà, cứ một lượt trà rải lên trên một lượt nhị sen. Ướp ba ngày thì bỏ trà vào túi và sấy bằng nước nóng. Sấy xong lại lấy nhị sen ướp tiếp. Liên tiếp làm như vậy bảy lần thì được. Để tránh mất mùi hương nên trong suốt quá trình ướp người ta phải để trà khô tự nhiên, không dùng quạt để thổi. Vào mùa sen, người ta còn có cách ướp xổi bằng cách tách nhẹ những cánh hoa sen ra cho đến khi nhìn thấy đài hoa và nhị hoa màu vàng, rồi lấy trà khô cho vào, mỗi bông chỉ 15g đến 20g. Cho trà khô vào xong người ta vuốt những cánh hoa trở lại, dùng lá sen tươi bọc bông hoa, rồi dùng lạt buộc túm lại ở cuống hoa, để khoảng một ngày là dùng được.
Bây giờ mỗi mùa sen về, các thiếu nữ Hà thành, những đôi lứa và các gia đình còn có thú vui chụp ảnh cùng hoa sen. Theo đó, Hà Nội cũng đã hình thành nên một nghề mới, nghề cho thuê hồ sen để chụp ảnh. Các chủ hồ sen, đầm sen không bỏ qua cơ hội này để kiếm tiền khi cầu kỳ bắc cầu, mở đường, tạo cảnh như thể những phim trường để phục vụ nhu cầu của các thượng đế. Các cô gái xinh đẹp đủ mọi lứa tuổi với các loại trang phục từ yếm thắm cho đến áo dài, áo bà ba thi nhau tạo dáng đứng, ngồi, nghiêng, ngả bên sen; cũng có khi họ trầm mình dưới đầm sen cả nửa giờ để chụp lấy những tấm hình đẹp nhất. Có thể, ai đó sẽ bằng lòng trước những đổi thay náo nhiệt ấy sao ta vẫn bâng khuâng âu lo chuyện giữ vẹn nguyên hương sắc tinh khôi…
Tháng sáu đến rồi! Phố phường Hà Nội lại ngập tràn thanh sắc và thơm mát hương sen. Đứng bên đầm sen của Tây Hồ, giữa xôn xao gió, xôn xao nắng của buổi hoàng hôn, bất chợt trong tôi câu thơ của Nguyên Sa lại bâng khuâng hiện về “Vẫn biết lòng mình là hương cốm/ Chả biết tay ai làm lá sen”?
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Với quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu của Đề án 06, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển toàn diện và bền vững, sự phối hợp này đánh dấu một bước tiến mới trong nỗ lực hợp tác liên ngành, góp phần thúc đẩy hiệu quả cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin - chuyển đổi số.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 5963/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024.
Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân do Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 21-11-2024 phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn đóng quân, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá nghệ thuật của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Sáng 21/11, quận Tây Hồ tổ chức kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024); tổng kết công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quận Tây Hồ năm 2024.
Sáng 21-11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.
Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sỹ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sỹ, nghệ sỹ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Ngày 20/11, nghệ sĩ đàn tỳ bà Vũ Diệu Thảo ra mắt album Bụi phấn. Đây là sản phẩm âm nhạc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời cũng là kỷ niệm 20 năm gắn bó với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam trong vai trò giáo viên đàn tỳ bà của nghệ sĩ Diệu Thảo.
Sáng nay 20/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và quán triệt một số nội dung trọng tâm trong thực hiện...
Để hoàn thiện diện mạo kiến trúc Đại nội Huế và góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt đầu tư phục hồi di tích Đại Cung Môn (Đại nội Huế).
Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.