Tháng Mười hai

HNM| 27/01/2022 08:44

Tháng cuối cùng của một năm thật đặc biệt. Dẫu chưa phải là Tết, chưa là lúc gác lại cày cuốc nhưng vẫn khiến người ta sống chậm lại, một thoáng giật mình trước tuổi tác, trước năm tháng, trước điểm kết thúc của một vòng quay: Xuân sinh - hạ trưởng - thu liễm - đông tàng...

Tháng Mười hai
Minh họa: Nguyễn Đăng Phú.

Tháng Mười hai, tùy vào lịch mặt trăng của từng năm, bao giờ cũng là tiết đông rồi. “Đông tàng” đó, tàng là giữ, là cất, là ẩn chứa, là nhún nhường khiêm cung mà dày dặn, khí phách.

Mùa đông ở xứ nhiệt đới khắc nghiệt với con người và vạn vật. Có nơi, đến cỏ còn khô cháy vàng trong hanh hao vì sương muối, vì thiếu độ ẩm. Có năm, không chỉ rét mà còn băng tuyết. Thử hỏi, những ngày tháng gió lạnh, mưa phùn, tuyết rơi ấy, những hạt hoa, những mầm sống, những tiếng ve của mùa hạ... đang nương náu ở đâu để gìn giữ sự sinh tồn, để không bị biến đổi, để làm “hạt giống của mùa sau”.

Nhưng, mùa đông của tháng Mười hai mới chỉ là khởi đầu cho sự khốc liệt đó. Vẫn còn những cơn bão mang mưa tới. Bão ngày càng muộn màng, bão đến cả khi xuân đã cận kề. Ngày nắng hửng lên bao nhiêu thì đêm đến lạnh bấy nhiêu, một sự chuyển giao của thời tiết thật nhịp nhàng, uyển chuyển, linh hoạt, cứ thế tự nhiên diễn ra.

Tháng Mười hai ghi dấu những chuyển vận, cho người ta quen với giá rét, một điều tưởng như vô lý mà ngẫm ra rất thuyết phục. Ở miền nhiệt đới Á Đông, con người thường giải thích về mọi hiện tượng bằng quy luật âm - dương, đó là sự tương khắc, tương sinh. Mưa bão và khô hanh, nắng và mưa, ấm áp và giá rét tưởng như đối nghịch, xung khắc nhưng thật ra là sự dùng dằng người đi, kẻ ở để tạo sự tích tụ cho mùa xuân sẽ về.

Có lẽ, từ cái hạt cây tươi mới của mùa thu căng mọng đến mầm cây của mùa xuân bừng lên mặt đất là cả một câu chuyện dài mà tháng Mười hai là lúc bắt đầu kể câu chuyện đó. Để sinh tồn, muôn loài cần đến sự cứng cỏi, gai góc từ vỏ cây già đến vỏ hạt cứng. Chỉ có cái lạnh tê tái của mùa đông mới tôi rèn được. Người ta thường nói vàng thử lửa. Nhưng thiết nghĩ, không phải lúc nào “lửa” ấy cũng là đống than lửa đỏ rực bởi “lửa” là biểu tượng của thử thách. Cái lạnh của mùa đông miền Bắc âu cũng là một thứ “lửa” như vậy chăng? Những hạt mầm đủ khỏe khoắn, tích tụ đủ dưỡng chất và được thiên thời, hòa thuận nắng mưa mới tự sinh lớp vỏ đủ để đợi đến mùa xuân.

Tháng Mười hai, không chỉ cây cối mà lòng người cũng đang “thử lửa”. Những ý nghĩ nào đủ dày dặn, đằm sâu sẽ lắng kết, đọng lại sau một năm với những biến động, đổi thay. Mùa màng vẫn diễn ra trong một không khí thật đặc biệt. Điều đọng lại mới mẻ nhất sau tất cả là ý thức sống hài hòa giữa sự an toàn chặt chẽ và khéo léo, kiên cường phát triển. Từng chiếc khẩu trang, chiếc mũ, kính... bắt nhịp vào đời sống mới cùng với những áo choàng, khăn, giày, bốt, găng tay... vốn có của mùa đông. Cuộc sống đang thử thách mỗi người ở sự bình tĩnh, kiên cường, những gì đủ sức vượt qua sự vội vàng, nóng giận, sơ sảy mới bền bỉ.

Một người lặng lẽ tự pha ly cà phê sáng cho mình. Anh ta chỉ có vài phút ngắn ngủi của một ngày dành để suy nghĩ. Chất hạt đắng và sánh đến tận tâm hồn đủ để anh thoát ra khỏi quán tính của cuộc sống, để lắng lòng. Có thứ hạt không bao giờ được mọc thành cây, hạt đắng và đằm men say nhưng lại nảy mầm trong tâm hồn một người. Trong ngày đầu đông, người đó lặng lẽ bước ra đường, hòa vào cuộc sống vừa đều đặn, vội vã, vừa cẩn trọng trước dịch bệnh. Thoắt cái, không ai còn nhận ra anh giữa dòng người tấp nập như hương cà phê thoảng bay, như sương tháng Mười hai thoảng bay...

(0) Bình luận
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Nhớ những cơn mưa quê hương
    Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Tháng Mười hai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO