Du lịch bốn phương

Tết này lên núi Bà Đen chiêm bái Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc và xem Hội Xuân núi Bà

Huy Hoàng 12:19 22/02/2024

Tết Giáp Thìn và suốt mùa lễ hội tháng Giêng, Núi Bà Đen (Tây Ninh) đang là điểm đến đáng chú ý bậc nhất khu vực phía Nam, với Lễ hội Xuân Núi Bà và nhiều trải nghiệm năm mới đặc sắc.

Đỉnh núi Bà Đen huyền ảo trong đêm. Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Hội Xuân núi Bà tưng bừng kéo dài suốt tháng Giêng

Diễn ra thường niên tại khu du lịch núi Bà Đen vào những ngày đầu năm mới, Hội Xuân núi Bà là lễ hội lớn nhất và được người dân Tây Ninh đón đợi nhất trong năm. Hội Xuân núi Bà Đen năm 2024 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh” sẽ tiếp tục tổ chức với quy mô hoành tráng cùng hoạt động văn hoá nghệ thuật đặc sắc trong suốt tháng Giêng năm Giáp Thìn.

Lễ khai mạc Hội xuân núi Bà 2023 - Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Lễ khai mạc Hội xuân Núi Bà Đen 2024 chính thức diễn ra vào 18h ngày 13/02/2024 (tức ngày Mùng 4 Tết) với chương trình nghệ thuật đặc sắc và cùng màn trình diễn pháo hoa nghệ thuật mãn nhãn ngay tại quảng trường nhà ga cáp treo lên núi Bà Đen. Lễ khai mạc sẽ có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng và được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Tây Ninh.

Không khí đậm sắc xuân trên đỉnh núi Bà - Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Sau đêm khai mạc, một loạt các hoạt động nghệ thuật đậm sắc màu văn hoá bản địa sẽ liên tục được biểu diễn tại Sun World Ba Den Mountain trong suốt tháng Giêng như trình diễn nhạc ngũ âm, múa Khmer, hay trống Chhay dăm – điệu múa trống độc đáo được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Hệ thống chùa Bà đón hàng ngàn du khách vào những ngày đầu năm mới - Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Hội Xuân đặc trưng với những nghi thức trang nghiêm bày tỏ lòng tôn kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu thiêng liêng, là nơi nhân dân đến cầu nguyện cho một năm mới ấm no, an bình. Đây cũng là dịp để nhân dân và du khách hoà mình vào không khí đậm sắc xuân rực rỡ với hàng vạn bông hoa tulip bung nở cùng hàng trăm loài hoa khoe sắc trên đỉnh núi cao nhất Nam bộ.

Cầu hỷ lạc trong Hội xuân Di Lặc

Năm nay, tháng Giêng cũng là dịp để du khách hoà vào không khí thiêng liêng của Hội xuân Di Lặc trên nóc nhà Nam bộ - ngày hội để nhân dân gửi gắm ước nguyện về một năm mới bình an và nhiều hỷ lạc trước Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới.

Nằm ở độ cao 900m trên đỉnh núi Bà Đen, Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc có chiều cao 36m, mang khuôn mặt hiền từ, nụ cười hoan hỉ, hình tướng mập mạp, cổ đeo tràng hạt. Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc được tạo hình theo một phương thức đặc biệt chưa từng có tại Việt Nam: ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang.

Hội xuân Di Lặc là nơi để nhân dân gửi gắm ước nguyện về một năm mới nhiều niềm vui - Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Bồ Tát Di Lặc ngồi trên thác nước chảy tràn, mắt hướng về phía Đông nơi mặt trời mọc như hướng về tương lai, bao quát toàn cảnh đồng bằng Nam bộ cùng hồ Dầu Tiếng rộng lớn. Từ trên cao, Phật Di Lặc nở nụ cười hỉ hả như ban phước lành, nỗi hân hoan và niềm hạnh phúc vĩnh cửu tới chúng sinh.

Bồ Tát Di Lặc là vị Phật trong tương lai tượng trưng cho hoan hỷ, vui vẻ, hỷ xả, và bao dung. Vì vậy, vào những ngày đầu tiên của năm mới, Lễ Vía Bồ Tát Di Lặc được tổ chức rất lớn ở nhiều nơi trên thế giới, với mong ước được trọn năm an vui hạnh phúc và đặt mọi hi vọng vào tương lai.

Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn hàng đầu thế giới trên đỉnh núi Bà Đen - Ảnh: Sun World Ba Den Mountain

Tại núi Bà Đen, Hội xuân Di Lặc là một trong những lễ hội lớn và quan trọng nhất trong năm, được tổ chức trong suốt Tháng Giêng và tháng Hai âm lịch. Rất nhiều nghi thức trang trọng và thiêng liêng được tổ chức trong những ngày này để nguyện cầu cho quốc thái dân an, vạn sự an yên hỷ lạc.

Bồ Tát Di Lặc tới đâu, ở đó có hạnh phúc, có niềm vui và sự an lạc. Bởi vậy, hành trình du xuân đến với núi Bà Đen để chiêm bái Di Lặc Bồ Tát sẽ là hành trình tìm đến miền đất của sự hoan hỉ, cởi bỏ mọi muộn phiền, âu lo để kiếm tìm niềm hạnh phúc viên mãn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Ra mắt hai ấn phẩm pháp lý phục vụ triển khai sắp xếp đơn vị hành chính
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa phát hành hai ấn phẩm: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2025)” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025”. Đây là những tài liệu có tính thời sự, cung cấp cơ sở pháp lý đầy đủ, chính thống, hỗ trợ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố theo định hướng cải cách bộ máy nhà nước.
  • Chuyện khuyến học ở một dòng họ khoa bảng xứ Đoài
    Làng Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng khắp vùng xứ Đoài xưa và nay, không chỉ bởi nghề đục tượng, làm hoành phi, câu đối cho các di tích mà còn là làng khoa bảng với 8 tiến sĩ, một Sĩ vọng, từ thời Trần đến cuối thời Nguyễn.
  • Hội nghị lần thứ Nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài thông qua nhiều nội dung quan trọng
    Trong không khí phấn khởi trước thành công của việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã và chương trình công tác tháng 7 của Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài (Thành phố Hà Nội), chiều ngày 4/7 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nội Bài tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội.
  • Cấp tỉnh, cấp xã (mới) theo thẩm quyền không để chậm trễ, bỏ sót công việc
    Ngày 4/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Kết luận số 174-KL/TW về một số nhiệm vụ tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Tết này lên núi Bà Đen chiêm bái Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc và xem Hội Xuân núi Bà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO