Văn học - Nghệ thuật

Tạo động lực để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phát triển năng lực, tiếp tục cống hiến...

Tịnh An 08:49 17/02/2023

Ngày 16/2, tại trụ sở Trung ương Đảng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tổ chức buổi gặp mặt các đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân dịp Xuân Quý Mão 2023.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị.

Dự cuộc gặp mặt có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội cùng hơn 200 đại biểu đại diện cho giới trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ có nhiều thành tích xuất sắc.

hoi-nghi.jpg
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tổ chức gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ Xuân Quý Mão 2023.

Tại cuộc gặp mặt, đại diện các trí thức, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ bày tỏ sự xúc động và niềm vinh dự trước việc lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan đã tổ chức gặp mặt vào dịp đầu xuân mới đồng thời cũng có những trao đổi, chia sẻ cởi mở về những kinh nghiệm, kết quả nổi bật và quyết tâm cống hiến, khát vọng của bản thân, của ngành, của giới...

Nhiều ý kiến bày tỏ mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm, động viên, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ không ngừng lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Theo PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, mặc dù có nhiều thành tựu nhưng trong sự phát triển của văn học nghệ thuật vẫn còn có bất cập, sự phát triển chưa thực sự tương xứng với những kỳ tích của dân tộc, chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân, của Đảng và Nhà nước.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân bày tỏ mong muốn Đảng, Nhà nước, các Ban, Bộ, ngành trung ương và các địa phương cùng toàn xã hội tăng cường các giải pháp để chăm lo, đào tạo, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ; cần đặt toàn bộ sự phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam vào chiến lược phát triển chung và là một trong những giải pháp chiến lược để tăng cường sức mạnh mềm, đưa Việt Nam ra với thế giới…

phat-bieu-1.jpg
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại buổi gặp mặt.

Thay mặt các nhà văn, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều nêu một số kiến nghị trong đó ông nhấn mạnh cần thiết nhất là sự đầu tư (đầu tư lòng tin, đầu tư về không gian sáng tạo); đồng thời bày tỏ mong muốn Đảng, Nhà nước hãy chia sẻ với các nhà văn, chia sẻ với những bày tỏ, băn khoăn, trăn trở của họ, về những vấn đề đất nước đang đối mặt.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng bày tỏ vui mừng khi dự cuộc gặp mặt giới trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đồng thời đánh giá cao và ghi nhận những kiến nghị, đề xuất mà các đại biểu nêu lên tại hội nghị.

"Nói đến trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ là nói đến tài năng, tâm huyết, lòng yêu nước, sự mẫn cảm với thời cuộc và tinh thần vì quốc gia dân tộc. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo và tạo điều kiện tốt nhất trong điều kiện, khả năng có thể để thúc đẩy, giải phóng năng lực nghiên cứu, sáng tạo, khuyến khích mọi thử nghiệm tìm tòi của đội ngũ các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ ở trong và ngoài nước trên tinh thần cùng chia sẻ, nhân lên tình yêu, niềm cảm hứng khát vọng, quyết tâm xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh", Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh.

Để tiếp tục phát triển, phát huy vai trò to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, Thường trực Ban Bí thư đề nghị: cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp tiếp tục quán triệt nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, gắn với vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

Cùng với đó, tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế theo hướng tạo động lực để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phát triển năng lực bản thân, được tạo cơ hội, điều kiện cần thiết phù hợp với điều kiện đất nước để cống hiến cho Tổ quốc. Xây dựng cơ chế chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân tài, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ người Việt có trình độ chuyên môn cao trong và ngoài nước. Thật sự tôn trọng và có cơ chế phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, phản biện của chuyên gia, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đối với những vấn đề của đất nước.

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đề nghị các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ trong và ngoài nước tiếp tục tận tâm tận hiến vì quốc gia, dân tộc, giữ vững cốt cách, như tùng như bách, không ngừng phát huy tài năng, trí tuệ, tăng cường đoàn kết, hợp tác, chú trọng đào tạo, dìu dắt thế hệ kế cận sẵn sàng gánh vác trọng trách tương lai…

“Bước vào mùa xuân mới, với thế và lực mới, thời cơ và vận hội mới, tôi hy vọng và tin tưởng sâu sắc rằng, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, với tài năng, tâm huyết và bản lĩnh vững vàng, lòng yêu nước nồng nàn đã được rèn luyện, thử thách trong đấu tranh cách mạng và sự nghiệp đổi mới đất nước gần 40 năm qua; với truyền thống văn hiến và anh hùng của dân tộc, sẽ vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để có thêm những thành tựu mới trong năm Quý Mão 2023, đóng góp xứng đáng cho sự vững mạnh của dân tộc, tiếp tục bồi đắp và làm rạng rỡ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam, đáp ứng lòng mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta”, Thường trực Ban Bí thư bày tỏ.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện tốt 7 nhiệm vụ phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
    Bộ Chính trị vừa ban hành kết luận số 84-KL/TW về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới". Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt 7 nhiệm vụ để xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
  • Giới thiệu 100 tựa sách thiếu nhi về chủ đề gia đình
    Sách thiếu nhi là một điểm chạm tuyệt vời giúp trẻ nhỏ khám phá cái hay của ngôn từ, cái đẹp của tranh minh họa và thông điệp nhân văn của câu chuyện để các em nuôi dưỡng trí tưởng tượng, lòng thấu cảm và những ước mơ của riêng mình. Một triển lãm sách thiếu nhi với những trải nghiệm đọc mới mẻ, lôi cuốn, hấp dẫn sẽ là cánh cửa tuyệt vời để trẻ tiếp cận với thế giới nghệ thuật muôn màu.
  • Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn
    Các thể loại tham dự giải thưởng bao gồm: Văn xuôi, thơ, âm nhạc, múa, sân khấu, kiến trúc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian, phát thanh - Truyền hình.
  • Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước
    Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
  • Nhà báo Trần Mai Hưởng: “Dù thế nào ta cũng trở về với thông tin chân thực, văn minh, nhân đạo”
    Chúng tôi gặp nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam – nhà báo Trần Mai Hưởng trong một chiều tháng Sáu, dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam đã đến gần. Nhà báo chiến trường, vị tiền bối đã U80 vẫn rất tinh anh, chia sẻ: “Đôi khi thông tin trên mạng xã hội nhanh hơn báo chí, nhưng dù có thế nào, con người cũng luôn trở về với thông tin có giá trị, chân thực, văn minh, nhân đạo”.
  • Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024: Mở rộng đối tượng đề cử, tăng tính phát hiện sách giá trị
    Một trong những điểm mới, tạo nên sức hấp dẫn của Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - năm 2024, đó là bạn đọc được đề cử cuốn sách có giá trị để Ban tổ chức xem xét ấn phẩm đó trao thưởng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Tạo động lực để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ phát triển năng lực, tiếp tục cống hiến...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO