Tạo chính sách để phát triển điện ảnh như một ngành kinh tế

HNM| 14/09/2021 15:05

Sáng 14-9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ ba, dưới sự điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi).

Tạo chính sách để phát triển điện ảnh như một ngành kinh tế
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình.

Kết hợp hậu kiểm và tiền kiểm phim trên không gian mạng

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, sau 14 năm thực hiện, bên cạnh những đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự phát triển của điện ảnh Việt Nam, Luật Điện ảnh đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập cần sớm được sửa đổi, bổ sung. Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) được nghiên cứu, soạn thảo theo đúng trình tự, thủ tục và đầy đủ hồ sơ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gồm 8 Chương, 52 Điều, trong đó kế thừa, chỉnh lý, sửa đổi và bổ sung 25 Điều, quy định mới 27 Điều so với Luật Điện ảnh hiện hành.

“Dự thảo Luật phù hợp với 4 chính sách đề xuất trong đề nghị xây dựng luật đã được Chính phủ thông qua, bao gồm: Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất phim; hỗ trợ, khuyến khích phát hành, phổ biến phim Việt Nam; khuyến khích, thu hút tổ chức, cá nhân tham gia xúc tiến, quảng bá điện ảnh trong và ngoài nước; đổi mới công tác quản lý, áp dụng công nghệ tiên tiến trong bối cảnh phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Báo cáo thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, trong quá trình xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi), còn một số vấn đề có ý kiến khác nhau, như “Sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước” (Điều 14), dự thảo quy định 2 phương án là giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng; giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng hoặc đấu thầu.

Tạo chính sách để phát triển điện ảnh như một ngành kinh tế
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo thẩm tra.

Về quy định “Phổ biến phim trên không gian mạng” (Điều 21), dự thảo Luật đưa ra 2 phương án quản lý hình thức phổ biến phim trên không gian mạng là hậu kiểm và tiền kiểm. “Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đề xuất phương án 3 là kết hợp hậu kiểm và tiền kiểm một cách hợp lý, trong đó hậu kiểm là chủ yếu, tiền kiểm đối với phim có ảnh hưởng xấu đến chính trị, tư tưởng, quốc phòng, an ninh, đối ngoại”, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh nói.

Bên cạnh đó, Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh được quy định tại luật hiện hành nhưng đến nay chưa được thành lập. Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định về Quỹ vì chưa phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị dự thảo Luật có quy định về Quỹ nhằm hỗ trợ, khuyến khích các tác giả, nhà làm phim triển vọng, có ý tưởng sáng tạo, tạo ra tác phẩm điện ảnh có giá trị văn hóa nghệ thuật cao.

Tạo chính sách để phát triển điện ảnh như một ngành kinh tế
Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu.

Tiếp cận điện ảnh ở cả nền tảng truyền thống và nền tảng số

Các ý kiến thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện luật để giải quyết nhiều vấn đề còn tồn tại, bất cập trong quản lý ngành điện ảnh hiện nay. Nhận định điện ảnh không chỉ là loại hình nghệ thuật, mà còn là một ngành công nghiệp văn hóa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, điện ảnh liên quan đến rất nhiều ngành văn hóa tổng hợp khác, nhất là Du lịch.

“Phải nhìn nhận điện ảnh không chỉ dưới góc độ tác phẩm văn học nghệ thuật, mà còn là sản phẩm dịch vụ có tính văn hóa cao, như một ngành kinh tế, một ngành công nghiệp. Đã là ngành công nghiệp rồi thì phải phát triển trên nền tảng các quy luật kinh tế. Chúng ta phải có chính sách phát triển điện ảnh như một ngành kinh tế”, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng, điện ảnh cần được tiếp cận ở cả nền tảng truyền thống và nền tảng số. Trên cơ sở đó, vấn đề mấu chốt cần xem xét để sửa đổi Luật Điện ảnh là điều chỉnh các hoạt động điện ảnh trong môi trường công nghệ số để khuyến khích điện ảnh phát triển nhanh và tạo hành lang pháp lý để phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam.

Đối với sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, Chủ tịch Quốc hội đồng tình với phương án giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng hoặc đấu thầu và cho rằng cần quy định cụ thể trường hợp nào cần đấu thầu.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, bên cạnh việc giao nhiệm vụ và đặt hàng, việc thực hiện hình thức đấu thầu nhằm tạo sự bình đẳng giữa các đơn vị nhà nước và tư nhân, phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu.

Về quản lý phổ biến phim trên không gian mạng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, cần kết hợp hậu kiểm và tiền kiểm, trong đó về cơ bản thì hậu kiểm, nhưng một số trường hợp phải tiền kiểm.

Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa hơn chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư điện ảnh, trong đó nội dung cốt lõi là chính sách đãi ngộ cán bộ, nghệ sĩ có thành tựu, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp điện ảnh nước nhà; người hoạt động điện ảnh chuyên sâu, chuyên nghiệp để xây dựng đội ngũ phát triển nền điện ảnh Việt Nam.

Tạo chính sách để phát triển điện ảnh như một ngành kinh tế
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết luận phiên thảo luận.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung làm rõ các quy định về sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước, phổ biến phim trên không gian mạng và Quỹ Hỗ trợ phát triển điện ảnh, báo cáo xin ý kiến Quốc hội.

(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tạo chính sách để phát triển điện ảnh như một ngành kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO