Tăng tuổi nghỉ hưu nhưng không giữ chức vụ lãnh đạo

Theo cpv.org.vn| 07/08/2019 11:42

Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu cao hơn cho những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người làm công tác quản lý và đảm bảo nguyên tắc chỉ làm công việc chuyên môn, không giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo...

Tăng tuổi nghỉ hưu nhưng không giữ chức vụ lãnh đạo
Toàn cảnh phiên họp lần thứ 14 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội


Chiều 6-8, tại phiên họp toàn thể lần thứ 14, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến sơ bộ về định hướng giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Sẽ chỉ còn 1 phương án tăng tuổi nghỉ hưu?

Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.

Sau khi nghiên cứu ý kiến các đại biểu Quốc hội và báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ban soạn thảo tiếp thu giải trình đối với 5 vấn đề lớn: Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; về mở rộng khung thỏa thuận làm thêm tối đa; về điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu; về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; về thời gian nghỉ Tết Âm lịch, bổ sung một ngày nghỉ lễ và quy định giờ làm việc trong khu vực nhà nước.

Trong đó, về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đồng ý điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo phương án 1: kể từ 01/01/2021, mỗi năm tăng 3 tháng đối với nam, 4 tháng đối với nữ để tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi vào năm 2035, tuổi nghỉ hưu của nam là 62 tuổi vào năm 2028.

Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị có phương án cụ thể về những trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn và những trường hợp nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung; làm rõ căn cứ, cơ sở để quy định khoảng cách tuổi nghỉ hưu là 2 tuổi giữa nam và nữ, một số ý kiến băn khoăn về tuổi nghỉ hưu giáo viên mầm non; nghiên cứu quy định giảm điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng hưu trí.

Về nội dung này, Ban soạn thảo đề nghị tiếp thu và giải trình theo hướng dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp tới sẽ chỉ quy định Phương án 1.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng cho biết, Bộ LĐ-TB&XH đang tiến hành tổng rà soát các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để ban hành một danh mục thống nhất các công việc, ngành nghề, vị trí việc làm thuộc trường hợp đặc biệt mà người lao động có thể được nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn (dự kiến tháng 9/2019 sẽ hoàn thành).

Đối với một số công việc có tính đặc thù như xiếc, thể thao, nghệ thuật sân khấu, giáo viên mầm mon... sẽ được quy định theo hướng: khi hết tuổi nghề làm công việc đặc thù thì người lao động sẽ được đào tạo để chuyển đổi sang nghề nghiệp khác phù hợp với độ tuổi, trường hợp không chuyển đổi nghề nghiệp được thì có quyền nghỉ hưu sớm.

Vẫn theo ông Doãn Mậu Diêp, quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn về thực chất đang áp dụng cho khu vực nhà nước và được thực hiện theo quyết định, chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng (như: Thứ trưởng và tương đương là nữ, Giáo sư, Phó Giáo sư các cơ sở công lập, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiêm sát nhân dân tối cao...). Đối với khu vực doanh nghiệp thì người lao động cao tuổi vẫn đang làm việc miễn là có đủ sức khỏe, nhu cầu, năng lực làm việc theo yêu cầu doanh nghiệp.

Đáng chú ý, Thứ trưởng cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu cao hơn cho những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người làm công tác quản lý và đảm bảo theo 3 nguyên tắc: chỉ làm công việc chuyên môn, không giữ các chức vụ, chức danh lãnh đạo; cơ quan có nhu cầu sử dụng; cá nhân có nguyện vọng và có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc.

Băn khoăn về việc tăng giờ làm thêm

Vấn đề lớn khác được nhiều đại biểu quan tâm là về thời giờ làm việc bình thường và mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa.

Theo ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre), đặt vấn đề: “Tại sao khối nhà nước chỉ làm 40 giờ/tuần, còn khối ngoài nhà nước là 48 giờ/tuần?”.

Trong khi đó, bày tỏ chưa đồng tình với việc tăng thêm thời gian lao động, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Giàng A Chu cho rằng, chúng ta mới tính đến tăng thời gian làm thêm mà chưa tính đến những giải pháp để nâng cao năng suất lao động. Theo ông Chu, giờ lao động không quá 300 giờ/năm như hiện nay là phù hợp và quy định cho tất cả đối tượng lao động, kể cả doanh nghiệp và khối tư nhân. Theo ông Chu, khi sửa luật chúng ta nói nhiều đến tăng thời gian làm thêm, tăng tuổi nghỉ hưu còn lương là vấn đề quan trọng lại “im re”.

Ông cho rằng, thay đổi cơ sở xác định lương tối thiểu từ “nhu cầu sống tối thiểu” sang “mức sống tổi thiểu” là phù hợp. Ông cũng nhấn mạnh, phải làm sao để lương là chính sách cơ bản cho người lao động, để người lao động có thu nhập, nâng cao mức sống, và tái tạo sức lao động. “Như trong công tác phòng chống tham nhũng, nếu chính sách tiền lương hợp lý, nâng cao thu nhập sẽ giảm tương đối được tình trạng nhũng nhiễu. Vì tiền lương chưa cân đối được nên rất khó chống nọ, chống kia. Do đó khi sửa luật phải mạnh dạn đề cập đến vấn đề tiền lương, làm rõ tiền lương tối thiểu gắn liền với lộ trình cải cách tiền lương của Chính phủ hiện nay, làm sao để không có độ vênh quá lớn và để xã hội chấp nhận”-ông Chu bày tỏ.

Từ thực tế lắng nghe ý kiến người lao động tại Bình Dương, đại biểu Trương Thị Bích Hạnh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho rằng, tăng lương cho người lao động mới là điều tiến bộ, chứ không phải tăng thêm thời gian làm thêm giờ để hưởng thêm lương.

 Bà Hạnh cho biết, qua lấy ý kiến công nhân, đại đa số công nhân cho rằng nên giảm thời gian làm việc chính thức vì tại sao có sự chênh lệch giữa khu vực nhà nước và doanh nghiệp, trong khi họ làm việc lao động vất vả. “Nhiều người đã đề nghị giảm xuống còn 44 giờ/tuần, hoặc 40 giờ/tuần bằng với khối nhà nước. Còn thời điểm đi làm ngoài thời gian quy định sẽ tính vào thời gian làm thêm và tính theo lũy tiến”.

Bà Hạnh cho rằng quan điểm làm 48 giờ/tuần vì năng suất lao động thấp là không hợp lý. Bởi năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ mỗi mình người lao động. Do đó không chỉ vì năng suất lao động thấp mà bắt làm 48 giờ/tuần./.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
Tăng tuổi nghỉ hưu nhưng không giữ chức vụ lãnh đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO