Tăng lương tối thiểu: Doanh nghiệp đang rất khó khăn

theo kinhtedothi| 28/07/2017 14:55

Từ 1/1/2018, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) được tính từ lương và một số khoản phụ cấp khác, nên DN sẽ đội chi phí rất cao, thậm chí vượt quá khả năng chi trả.

Vì thế, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng cho biết, đa phần các DN kiến nghị không tăng lương tối thiểu năm 2018.

Năm nào cũng tăng lương là không hợp lý 

DN không muốn tăng lương còn bởi 10 năm qua, lương tối thiểu tăng liên tục và bình quân trên dưới 12%. Cơ sở để tăng lương là năng suất lao động, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chất lượng việc làm và tăng trưởng kinh tế của đất nước (GDP). Với tốc độ tăng GDP bình quân và mức tăng năng suất lao động, CPI như vừa qua mà năm nào cũng tăng lương là không hợp lý. “Chúng tôi đã trao đổi với 30 hiệp hội DN, trong đó có 16 hiệp hội DN nước ngoài và đều nhận được yêu cầu không tăng lương năm 2018. Chúng tôi sẽ tổng hợp và báo cáo Hội đồng Tiền lương để phân tích. Quan điểm của chúng tôi là sẽ căn cứ vào phân tích của Hội đồng Tiền lương, đề xuất của DN và năng lực chi trả của họ để đề xuất mức phù hợp. Chúng tôi đồng ý lương tối thiểu hiện tại mới đáp ứng được trên 90% mức sống tối thiểu, nhưng như thế còn hơn không” - ông Phòng cho hay.
Như bên đại diện cho chủ sử dụng lao động phân tích, theo thông lệ quốc gia, mức lương tối thiểu còn có một dư địa nữa là thương lượng tập thể. Ví dụ, thương lượng thưởng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật. Nếu mức lương tối thiểu tăng cao như thời gian qua, dư địa này sẽ không còn. Nghị quyết của Chính phủ cũng nói rõ việc xem xét, điều chỉnh lương tối thiểu phải phù hợp với tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, khả năng của DN, đồng thời đáp ứng yêu cầu đối với một số ngành nghề. Trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay, DN chịu rất nhiều áp lực về thị trường, công nghệ, chi tiêu. Năm nào cũng tăng lương dẫn đến khó khăn nhiều hơn. 6 tháng đầu năm 2017, cả nước có trên 61.000 DN thành lập mới, nhưng lại có tới 43.000 DN đóng cửa. Như vậy, cứ 3 DN ra đời thì có 2 DN giải thể, nên hoạt động của các DN rất mong manh. Nếu tăng lương tối thiểu, nhiều DN buộc phải cơ cấu lại sản xuất và sẽ giảm lao động. Vô hình chung, một số lao động được tăng lương nhưng số khác lại mất việc.

Cần sự tương tác giữa hai bên

Ông Phòng cho rằng, ngoài mức lương tối thiểu theo quy định, người lao động (NLĐ) có thể thương lượng với chủ sử dụng lao động để có mức lương phù hợp. Hiện tại, số NLĐ chịu tác động bởi mức lương tối thiểu không nhiều. Bởi có những DN trả lương cho NLĐ vượt nhiều so với mức lương tối thiểu. Đó là những ngành sử dụng công nghệ cao, không sử dụng nhiều lao động.

Lương tối thiểu tăng hay giảm chỉ tác động đến những DN sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản. Qua đây cho thấy, NLĐ cần ý thức trách nhiệm của mình với chủ sử dụng lao động và ngược lại. Nếu chủ sử dụng lao động có khả năng chi trả nhưng không tăng lương cho NLĐ thì đó là thiếu trách nhiệm. Nhưng nếu NLĐ thấy chủ không có khả năng chi trả mà cứ đòi lương cao hơn thì cũng không có trách nhiệm. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng cả hai bên (DN và NLĐ) cần tương tác và có trách nhiệm với nhau để duy trì hoạt động của DN; đồng thời chia sẻ những khó khăn DN gặp phải về môi trường kinh doanh và nâng cao tay nghề, ý thức kỷ luật lao động.

Trước việc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đưa ra mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 13,3%, ông Phòng cho biết, VCCI sẽ nghiên cứu kỹ mức này và sẽ trao đổi với chủ sử dụng lao động tại các hiệp hội DN, DN sử dụng nhiều lao động để điều chỉnh mức đề xuất cho phù hợp, song không thể cao quá như mức đề nghị đó. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Tăng lương tối thiểu: Doanh nghiệp đang rất khó khăn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO