Chính sách & Quản lý

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Trung Kiên 14:41 14/09/2023

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Theo nội dung công văn số 3811 /BVHTTDL-VHCS ngày 12/9/2023 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, bộ này đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2018 về quản lý và tổ chức lễ hội và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

haihoigiongsocson-hanoi.jpg
Lễ rước voi và lễ tế của thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) trong Lễ hội Gióng tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).

Đồng thời tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo phân cấp; chỉ đạo tổ chức lễ hội bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đồng thời đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát kế hoạch tổ chức lễ hội, điều chỉnh tần suất, quy mô phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, điều kiện để lễ hội diễn ra đảm bảo an toàn về trật tự xã hội, phòng chống cháy, nổ, an toàn giao thông, an toàn sông nước, đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Đối với một số lễ hội như: Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Đền Sóc (Hà Nội); Lễ hội Đền Trần (Nam Định); Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương); Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh); Lễ hội Vía Bà (Tây Ninh); Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang), Hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ); Lễ hội Chọi trâu; Lễ hội Đúc Bụt (Vĩnh Phúc) cần xây dựng kế hoạch, kịch bản, phương án và tổ chức Lễ hội năm 2024 đảm bảo an toàn trật tự xã hội, văn minh, hiệu quả.

chua-huong.jpg
Lễ hội chùa Hương tại khu Di tích lịch sử và quần thể danh lam thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) là một trong những lễ hội lớn nhất và có thời gian dài nhất ở nước ta.

Ngoài ra, chính quyền các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” theo Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL ngày 3/8/ 2023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Tổ chức thực hiện và quản lý chặt chẽ thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký, thông báo tổ chức lễ hội trên địa bàn theo thẩm quyền.

Bên cạnh đó tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội; về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống; hạn chế đốt đồ mã, vàng mã, bảo đảm an toàn, tiết kiệm bảo vệ môi trường. Thực hiện công tác tổng hợp, số hóa hoạt động lễ hội của địa phương nhằm đánh giá thực trạng lễ hội, đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội.

“Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội: kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội; đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi; hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí”, công văn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy, nhấn mạnh./.

Bài liên quan
  • Lễ hội lồng đèn Việt Nam 2023 tại Australia
    Lễ hội lồng đèn mang đậm nét văn hoá Việt Nam. Đến với lễ hội, người dân địa phương và du khách có dịp được khám phá và trải nghiệm không gian phố cổ Hội An ngay trên đất Australia.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ nhất, năm 2024
    Trong khuôn khổ các hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), tối ngày 26/8, tại Rạp Kim Đồng, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội, Hội Điện ảnh Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Liên hoan phim ngắn Hà Nội lần thứ nhất, năm 2024 (giải Sao Khuê).
  • Làn “gió mát” từ sân khấu Thủ đô
    Đứng trước sức ép của nhiều loại hình giải trí nghe nhìn thời đại mới, các nhà hát của Thành phố Hà Nội vẫn nỗ lực vươn lên, dàn dựng vở diễn mới chinh phục khán giả. Nhờ đó, sân khấu Thủ đô có thêm những tác phẩm chất lượng như làn “gió mát”, góp phần nâng cao đời sống tinh thần người dân nói chung, thế hệ trẻ Thành phố Hà Nội nói riêng.
  • Bài 2: Người nghệ nhân trẻ của làng Xuân La
    Giữa những thay đổi của thời cuộc, cùng với thăng trầm của đất nước, tò he đã có giai đoạn tưởng chừng sắp mai một giữa vô vàn đồ chơi ngoại nhập. Nhưng tại cái nôi của tò he, với trái tim tâm huyết, dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he của quê hương, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu vẫn đang “miệt mài” lan tỏa những giá trị truyền thống của tò he tới khắp cả nước và quốc tế.
  • Huyện Ba Vì: Cải cách hành chính, chuyển đổi số là khâu đột phá trong ngành giáo dục
    Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh, cho biết, với tinh thần quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp, ngành giáo dục huyện đã đạt được kết quả nổi bật trong năm học vừa qua. Năm học 2024 – 2025, ngành giáo dục huyện Ba Vì tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành theo định hướng của Thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội.
  • Lotus D’orient cruise nơi cảm xúc thăng hoa trên vịnh Lan Hạ
    Nghỉ đêm trên du thuyền Lotus D’orient tại vịnh Hạ Long - Lan Hạ không chỉ mang đến trải nghiệm lưu trú độc đáo mà còn là cơ hội để khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Được tự do ngắm nhìn bình minh và hoàng hôn trên biển, du khách sẽ cảm nhận được sự yên bình và hài hòa với tự nhiên xung quanh.
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO