Tản Đà

Tản Đà| 01/08/2019 14:35

Chữ nghĩa Tây, Tàu chót dở dang Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng. Nửa ngòi bút ngỗng ba sinh lụy Một mối tơ tằm mấy đoạn vương.

Tản Đà

Đề khối tình con thứ nhất

Chữ nghĩa Tây, Tàu chót dở dang
Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng.
Nửa ngòi bút ngỗng ba sinh lụy
Một mối tơ tằm mấy đoạn vương.
Có kẹo có câu là sách vở
Chẳng lề chẳng lối cũng văn chương
Còn non còn nước còn trăng gió
Còn có thơ ca bán phố phường.

Gió thu

Trận gió thu phong rụng lá vàng,
Lá rơi hàng xóm lá bay sang.
Vàng bay mấy lá năm già nửa,
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng.

Trận gió thu phong rụng lá hồng,
Lá bay tường bắc lá sang đông.
Hồng bay mấy lá năm hồ hết
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không.

Nói chuyện với ảnh

Người đâu? Cũng giống đa tình,
Ngỡ là ai, lại là mình với ta.
Mình với ta dẫu hai như một,
Ta với mình tuy một mà hai?
Năm nay mình mới ra đời,
Mà ta ra trước đã ngoài đôi mươi.
Cuộc nhân thế câu cười tiếng khóc,
Nghề sinh nhai lối dọc đường ngang.
Đầu xanh ai điểm hơi sương,
Những e cùng thẹn, những thương cùng sầu.
Đôi ta vốn cùng nhau một tướng.
Lạ cho mình sung sướng như tiên,
Phong tư tài mạo thiên nhiên
Không thương không sợ, không phiền không lo.
Xuân bất tận trời cho có mãi,
Mảnh gương trong đứng lại với tình.
Trăm năm ta lánh cõi trần
Nghìn năm mình giữ tinh thần chớ phai.

Phong dao

Mình ơi, có nhớ ta chăng?
Nhớ mình đứng tựa bóng trăng ta sầu.
Trăng kia soi nửa vòng cầu,
Mà ai tìm cái phong hầu thấy chưa?

Ai làm con cuốc kêu hè?
Kêu đêm kêu chán lại nghe kêu ngày.
Chim hồng chắp cánh cao bay,
Nắng mưa thui thủi thương mày cuốc ơi!
Ai làm cho khói lên trời,
Cho mưa xuống đất, cho người biệt ly.
Ai làm Nam, Bắc phân kỳ
Xót xa hàng lệ đầm đìa tấm thương!
Đưa nhau một quãng đường trường,
Cát bay dặm trắng tơ vương liễu vàng.
Ai đi đường ấy cùng chàng,
Chàng đi, đi một bước đường một xa.

Đi đêm đay bóng

Người chẳng ra người, ma chẳng ma
Nào ai còn biết ở đâu ra?
Đi đêm tưởng đã quen đường lắm
Hỏi lối công danh cũng mập mờ!

Tương tư

Quái lạ! Làm sao cứ nhớ nhau,
Nhớ nhau đằng đẵng suốt đêm thâu.
Bốn phương mây nước, người đôi ngả,
Hai chữ tương tư một gánh sầu.

Lại say

Say sưa nghĩ cũng hư đời!
Hư thời hư vậy, say thời cứ say!
Đất say, đất cũng lăn quay
Trời say, mặt cũng đỏ gay, ai cười?

Say chẳng biết phen này là mấy!
Nhìn non xanh chẳng thấy, lại là say.
Quái say sao say mãi thế này?
Say suốt cả đêm ngày như bất tỉnh.
Thê ngôn túy tửu chân vô ích
Ngã dục tiêu sầu thả tự do
Việc trần ai, ai tỉnh ai lo
Say túy lúy nhỏ to đều bất kể.
Trời đất nhỉ, cái say là sướng thế!
Vợ can chồng, ai dễ đã chừa ngay
Muốn say, lại cứ mà say!                     

Tống biệt

Lá đào rơi rắc lối Thiên Thai,
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi!
Nửa năm tiên cảnh,
Một phút trần ai,
Ước cũ duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt,
Nước chảy huê trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi.
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Ngàn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.

Cảm thu, tiễn thu
(Trích)
Từ vào thu đến nay:
Gió thu hiu hắt,
Sương thu lạnh
Trăng thu bạch,
Khói thu xây thành.

Lá thu rơi rụng đầu ghềnh
Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly.
Nhạn về én lại bay đi,
Đêm thì vượn hót, ngày thì ve ngâm.
Lá sen tàn tạ trong đầm
Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa.
Sắc đâu nhuộm ố quan hà
Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương.
Nào người cố lý tha hương,
Cảm thu, ai có tư lường hỡi ai?

Thề non nước

Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non.
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non cao đã biết hay chưa
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi.
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt, non thì cứ vui.
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề.

Nhớ mộng

Giấc mộng mười năm đã tỉnh rồi,
Tỉnh rồi lại muốn mộng mà chơi.
Nghĩ đời lắm nỗi không bằng mộng,
Tiếc mộng bao nhiêu lại ngán đời.
Những lúc canh gà ba cốc rượu,
Vài khi cánh điệp bốn phương trời?
Tìm đâu cho thấy người trong mộng
Mộng cũ mê đường biết hỏi ai?

Thăm mả cũ bên đường

Chơi lâu nhớ quê về thăm nhà,
Đường xa, người vắng, bóng chiều tà,
Một dãy lau cao, làn gió chạy,
Mấy cây thưa lá, sắc vàng pha.

Ngoài xa trơ một đống đất đỏ,
Hang hốc đùn lên đám cỏ gà.
Người nằm dưới mả, ai ai đó?
Biết có quê đây, hay vùng xa?

Hay là thủa trước kẻ cung đao?
Hám đạn, liều tên, quyết mũi đao.
Cửa nhà xa cách, vợ con khuất,
Da ngựa gói bỏ lâu ngày cao.

Hay là thủa trước kẻ văn chương?
Chen hội công danh nhỡ lạc đường.
Tài cao phận thấp chí khí uất.
Giang hồ mê chơi, quên quê hương

Hay là thủa trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.

Hay là thủa trước khách phong lưu?
Vợ, con, đàn hạc đề huề theo.
Quan san xa lạ đường lối khó,
Ma thiêng, nước độc, phong sương nhiều.

Hay là thủa trước bậc tài danh?
Đôi đôi, lứa lứa, cũng linh tinh
Giận duyên, tủi phận, hờn ân ái,
Đất khách nhờ chôn một khối tình!

Suối vàng sâu thẳm biết là ai
Mả cũ không ai kẻ đoái hoài!
Trải bao ngày tháng trơ trơ đó,
Mưa dầu, nắng dãi, giăng mờ soi!

Ấy thực quê hương con người ta
Dặn bảo trên đường những khách qua:
Có tiếng khóc oe thời có thế,
Trăm năm ai lại biết ai mà!
.................................................................
* Thơ tuyển rút từ tập Tản Đà, NXB Văn học 1986
(0) Bình luận
  • Xuân vùng cao
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xuân vùng cao của tác giả Lê Bá Thự.
  • Mùa xuân ở phía anh chờ
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mùa xuân ở phía anh chờ của tác giả Trần Trọng Giá.
  • Đồi xuân
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Đồi xuân của tác giả Bùi Việt Phương.
  • Ơn mùa
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ơn mùa của tác giả Ngô Đức Hành.
  • Mưa xuân Hà Nội
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Mưa xuân Hà Nội của tác giả Chung Tiến Lực.
  • Sực tỉnh
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Sực tỉnh của tác giả Đỗ Anh Vũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuân về, trò chuyện với tác giả “Mùa xuân, làng lúa làng hoa”
    “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người/ Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng/ Sóng lấp lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt/ Hương hoa bay dào dạt/ Làng hoa em gọi mùa - Mùa xuân...”
  • Rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng của người Việt
    Theo chu kỳ Thiên can Địa chi của văn hóa phương Đông, năm 2025 là năm Ất Tỵ - năm con rắn. Người xưa xếp rắn đứng thứ ba trong bốn con vật: chim, cá, rắn, voi (“nhất điểu, nhì ngư, tam xà, tứ tượng”). Trong con mắt của người xưa, rắn ẩn chứa nhiều huyền bí, ma thuật, bởi thế rắn được coi là linh vật để thờ cúng ở một số nơi. Hình ảnh, đặc điểm con rắn từ xa xưa đã đi vào tâm thức của người Việt qua lời ăn tiếng nói, ca dao tục ngữ, truyền thuyết và những câu chuyện cổ... Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ, xin kể đôi lời về loài rắn trong kho tàng văn chương truyền miệng đầy chất liên tưởng và hóm hỉnh của người Việt.
  • Lễ hội Cổ Loa - Hà Nội: Nhân lên truyền thống yêu nước của dân tộc ngày xuân
    Trong rất nhiều lễ hội đầu xuân của Hà Nội thì Lễ hội Cổ Loa (còn gọi là lễ hội “Bát xã hộ nhi”) tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh vẫn giữ được các nghi thức văn hóa truyền thống. Lễ hội này diễn ra trong ngày mùng 5 và 6 tháng Giêng, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” năm 2021.
  • Khu du lịch Nhật Tân - Nơi thiên nhiên hòa quyện cùng con người
    Giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, có một góc nhỏ bình yên, nơi thiên nhiên và con người hòa quyện trong một bức tranh sống động đó là khu du lịch Nhật Tân. Với thung lũng hoa Hồ Tây rực rỡ sắc màu và bãi đá sông Hồng hoang sơ, khu du lịch Nhật Tân từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người yêu thiên nhiên, nghệ thuật và sự tĩnh lặng giữa cuộc sống hối hả.
  • Trường Sa - Những cung đường xanh mùa xuân
    Có những cung đường, khoảnh khắc gặp một lần dễ quên ngay, nhưng cũng có những cung đường dù đến một lần thôi mà cả đời lại chẳng bao giờ có thể nguôi quên. Như lần cùng tàu kiểm ngư dọc ngang biển Đông chuyển hàng Tết Ất Tỵ ra Trường Sa, được đến hòn đảo vốn đã xanh nay càng thêm xanh khi Tết đến, xuân về; màu xanh của sức sống, của tình người, của niềm tin và hi vọng vẫn âm ỉ cháy mãi trong tim chúng tôi.
Đừng bỏ lỡ
  • Đền Hai Bà Trưng: Di tích quốc gia đặc biệt, điểm du lịch văn hóa tâm linh
    Đền Hai Bà Trưng là di tích lịch sử lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, thờ hai nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị - hai vị anh hùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên) giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Ngày nay, nơi đây còn là điểm đến tâm linh hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch khắp nơi đến tham quan, chiêm bái.
  • Tết truyền thống cùng sắc thái văn hóa Mường tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
    Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc “Vui xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình” vào hai ngày mùng 4-5 Tết (tức ngày 1 và ngày 2/2 dương lịch).
  • Nhân dân Thủ đô mừng xuân Ất Tỵ trong văn minh, an toàn, vui tươi
    Ngày 30-1, UBND thành phố Hà Nội ban hành Báo cáo số 38/BC-UBND về tình hình giữa kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 từ ngày 25-1 đến ngày 30-1-2025 (từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày mùng 2 Tết năm Ất Tỵ).
  • [Podcast] “Chơi chữ” ngày Tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Những câu đối treo trong ngày Tết thường mang ý nghĩa tốt đẹp và đôi khi nhắc nhở mỗi chúng ta về những điều tốt đẹp, về đạo đức, về lối sống, về cách hành xử hàng ngày. Đó còn là ý nghĩa thể hiện ước mơ, mong ước một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, thành công, tấn tài tấn lộc.
  • Khám phá địa danh lịch sử, văn hoá qua bộ sách song ngữ "Hà Nội - Sài Gòn du ký"
    Bộ sách song ngữ Hà Nội - Sài Gòn du ký là bộ sách độc đáo kết hợp giữa yếu tố du ký, tranh truyện, mang đến cho độc giả một hành trình thú vị khám phá vẻ đẹp và văn hóa đặc sắc của hai thành phố nổi tiếng nhất Việt Nam: Hà Nội và Sài Gòn.
  • Nhiều hoạt động mang đậm không khí Tết cổ truyền tại Hà Nội
    Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày (từ ngày 25/1 đến hết ngày 2/2/2025, tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại TP. Hà Nội diễn ra nhiều sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn, chất lượng... là những sự kiện sôi động, hấp dẫn nhằm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
  • Quận Tây Hồ: Phát huy thành tựu, nỗ lực xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
    Triển khai thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị và chỉ đạo của Thành ủy về Đại hội Đảng bộ cấp quận, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, quận Tây Hồ đang tích cực các bước chuẩn bị theo phương châm: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển. Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, hướng tới Đại hội đại biểu lần thứ VII Đảng bộ quận, đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ đã có những chia sẻ với tạp chí Người Hà Nội về thành quả cũng như định hướng phát triển của quận trong thời gian tới.
  • Xuân vùng cao
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Xuân vùng cao của tác giả Lê Bá Thự.
  • Trải nghiệm những điểm du xuân ở Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, Thủ đô Hà Nội lại khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân. Tết Ất Tỵ 2025, người dân và du khách có thể ghé các địa điểm du xuân lý tưởng ở Hà Nội đầy sắc màu với nhiều hoạt động văn hoá, góp phần làm tăng thêm ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền.
  • Vở nhạc kịch "Lửa từ đất" tái hiện hành trình cách mạng của Bí thư Thành uỷ Hà Nội đầu tiên
    Vở nhạc kịch “Lửa từ Đất” lấy cảm hứng từ câu chuyện có thật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bí thư Thành uỷ chính thức đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội Nguyễn Ngọc Vũ.
Tản Đà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO