Chính sách & Quản lý

Tái thiết và phát triển không gian Bảo tàng trong lòng Di sản

Hà Oai 20:31 22/08/2024

Các chuyên gia chia sẻ và đóng góp nhiều ý kiến có giá trị để ứng dụng vào nội dung tái thiết và phát triển không gian Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

z5756489274935_4df03a5cceafb03f28b53a08e8b9f48f.jpg
Hội thảo tái thiết và phát triển không gian Bảo tàng trong lòng Di sản.

Ngày 22/8, tại Viện Cơ Mật - Tam Tòa (TP Huế) Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện nghiên cứu Kiến trúc và đô thị Hàn Quốc tổ chức Hội thảo Quốc tế tái thiết và phát triển không gian Bảo tàng trong lòng Di sản. Đến dự có ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Đô thị Hàn Quốc Reigh Young Bum và lãnh đạo các sở, ban, ngành.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là tên hiện hành của Musée Khải Định, một bảo tàng được thành lập từ năm 1923. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế có chức năng tham mưu cho Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chỉ đạo, quản lý và điều hành các mặt công tác sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày hiện vật tại bảo tàng, các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.

Bảo tàng đang lưu giữ, quản lý và bảo quản các hiện vật ở các điểm di tích phản ánh đời sống và sinh hoạt của triều Nguyễn, trong đó có 8 hiện vật/bộ hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Các hiện vật được phân chia thành 12 sưu tập theo nhóm chất liệu. Toà nhà trưng bày chính của bảo tàng là điện Long An được đánh giá là một trong những ngôi điện đẹp nhất được xây dựng dưới thời Nguyễn.

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế có diện tích khoảng hơn 1.200m2 trưng bày khoảng 500 hiện vật. Trong chuyến làm việc của Thủ tướng Chính phủ với tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 3/2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Qua thị sát, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên Huế về chủ trương xây dựng khu vực trưng bày mới cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế theo hướng phù hợp với không gian di sản, việc trưng bày phải đạt được tính hấp dẫn và hiện đại.

Tại hội thảo, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lắng nghe các ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quy hoạch, kiến trúc, bảo tồn di sản văn hoá, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu lập đề cương 4 Hội thảo quốc tế “Tái thiết và Phát triển Không gian Bảo tàng trong lòng Di sản” trưng bày bảo tàng cũng như tiến hành các thủ tục xây dựng một bảo tàng xứng tầm với vùng đất có bề dày lịch sử, văn hoá như Thừa Thiên Huế.

z5756489273186_169b03d1a13be6afd200dd28c8467b5c.jpg
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Đô thị Hàn Quốc tham luận tại hội thảo.

Qua hội thảo, các chuyên gia chia sẻ và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, có giá trị để ứng dụng vào nội dung tái thiết và phát triển không gian Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế trong tương lai./.

Bài liên quan
  • Giới thiệu di sản tiêu biểu của Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh
    Trong khuôn khổ chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” và Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tái thiết và phát triển không gian Bảo tàng trong lòng Di sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO