Tái dựng phiên bản gốc vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp”

Hanoimoi| 23/10/2019 10:12

Phiên bản gốc của vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” được thực hiện thu thanh vào năm 1974 sẽ được dàn dựng lại theo nguyên mẫu và giới thiệu tới khán giả Hà Nội.

Tái dựng phiên bản gốc vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp”
Nghệ sĩ Chí Tâm và Kim Thanh Huệ trở lại sân khấu với vai diễn Lan và Điệp.

Ngày 21-10, đơn vị tổ chức chương trình "Tài danh đất Việt" giới thiệu vở cải lương “Lan và Điệp” với sự tham gia của những nghệ sĩ thế hệ đầu tiên thực hiện vở diễn này là Chí Tâm (Điệp) và Kim Thanh Huệ (Lan) cùng 40 nghệ sĩ sân khấu gạo cội của hai miền Nam, Bắc.

Vở cải lương “Lan và Điệp” do đạo diễn Gia Bảo dàn dựng, NSƯT Thanh Điền cố vấn, được dàn dựng theo nguyên mẫu vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp” (phiên bản năm 1974) và có kết hợp một số công nghệ của sân khấu hiện đại như màn hình led, khói lạnh, vũ đoàn…

Tái dựng phiên bản gốc vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp”
Cảnh trong vở diễn.

“Chuyện tình Lan và Điệp” trong tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan được chuyển thể thành vở cải lương lần đầu năm 1936, do soạn giả Trần Hữu Trang thực hiện. Năm 1974, soạn giả Loan Thảo dựng lại với các giọng ca: Chí Tâm (Điệp), Thanh Kim Huệ (Lan), Tú Trinh (Thúy Liễu), Hữu Phước (ông Tú - ba của Lan)... Đến nay, đây được xem là bản thu âm chuẩn mực nhất của tác phẩm.

Mặc dù “Chuyện tình Lan và Điệp” là vở cải lương được xếp vào hàng kinh điển của nghệ thuật cải lương nhưng đó lại là tác phẩm được thu thanh. Khán giả chưa từng được nhìn thấy Lan và Điệp (do Thanh Kim Huệ và Chí Tâm) biểu diễn trực tiếp trên sân khấu. Vì lẽ đó, sự trở lại của hai nghệ sĩ cải lương tên tuổi đang được những người yêu mến cải lương quan tâm, chú ý.

Trước khi vở cải lương “Lan và Điệp” giới thiệu khán giả Hà Nội, vở diễn này đã được công diễn ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và đều gây tiếng vang. Vở diễn sẽ ra mắt khán giả Hà Nội vào ngày 23-11 tới tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Tái dựng phiên bản gốc vở cải lương “Chuyện tình Lan và Điệp”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO