Sức mạnh chiến thắng của cuộc trường chinh

Anh Ngọc| 11/04/2022 08:45

Chính Hữu
Duyệt binh 
Đồng chí thương binh,
Trên đôi nạng gỗ,
xem mười lăm năm lịch sử (1)
đang xếp thành đội ngũ
đi đều.
Đồng chí thương binh
tưởng nghe tiếng bước chân mình,
tiếng bước của bàn chân đã mất.
Bàn chân
mười năm
hành quân!
Thăm thẳm Chiềng Lề, Khâu Vác, Pha Đin...
Đâu quê hương là bàn chân bước đến.
Có gặp những người
đã để lại một phần thân thể
gửi làm hoa lá cỏ cây
trên mảnh đất này,
mới hiểu được tâm hồn tiếng trống hôm nay,
mới hiểu được
vì sao những lá cờ bay
theo nhịp bước,
vì sao những chân đi làm rơi nước mắt.
Với những anh hùng hôm qua chân đất,
Cả nước hành quân theo xe đại bác.
Đồng chí thương binh
tưởng nghe tiếng bước chân mình
tiếng bước của bàn chân đã mất,
trong tiếng nhạc,
Này nghe: Mười lăm năm hùng vĩ tiến trên đường,
Gió núi mưa ngàn những đêm hành quân.
(1961)
---------------------
(1)1960: Kỷ niệm 15 năm thành lập nước Việt Nam 
Dân chủ Cộng hòa.

Thơ viết trong và liền sau cuộc kháng chiến chống Pháp thường nghiêng về phía tình cảm như: Tố Hữu, Quang Dũng, Hồng Nguyên, Trần Mai Ninh, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu Thung... Có lẽ đó cũng là thần thái chung của cả một dân tộc trong những ngày trăng mật của cách mạng, khi những tình cảm tự nhiên của con người vừa được giải phóng liền bột phát cất lên, vô tư, hồn nhiên, chưa kịp lắng lại để suy tư, nghiền ngẫm. Tuy nhiên, ít ra có hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Chính Hữu đã sớm đặt chân sang mảnh đất thứ hai: “không chỉ duy cảm mà còn duy lý”, nhất là với bài Duyệt binh của Chính Hữu.
Duyệt binh là hành vi có tính nghi thức, nhằm biểu dương sức mạnh toàn diện của một đạo quân, một lực lượng. Thường thì, chỉ cần chú mục vào miêu tả vẻ đẹp oai hùng ấy thì cũng đã có thể viết được một bài thơ cuốn hút.  Chính Hữu không đi theo con đường quen thuộc, tầm suy nghĩ sâu sắc, tài nắm bắt bản chất của hiện tượng qua những chi tiết ngỡ như không đâu đã giúp ông “chộp” được một tứ thơ độc đáo, mà nếu táo gan tôi có thể chắc chắn là ông phải sướng run lên khi phát hiện ra nó: Mô tả vẻ đẹp của một cuộc duyệt binh trong đó hình ảnh bước chân đi đều tăm tắp vốn chiếm vị trí then chốt mà lại thông qua một bàn chân đã mất của người thương binh đang chống nạng đứng trong đám người xem vô danh! Với một tài năng vốn thâm hậu, có thừa trí lực và bản lĩnh làm chủ ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu như nhà thơ Chính Hữu thì bài thơ dễ thường đã đạt đến độ toàn bích.
Trước hết, con người kỹ tính này đã không chịu bỏ sót một ý tưởng nhỏ nào mà tứ thơ cho phép: Những bàn chân đang nện bước vang lừng trên mặt quảng trường kia sẽ chẳng là gì nếu không để tượng trưng cho vô số những bàn chân vô hình đã làm nên sức mạnh chiến thắng của cuộc trường chinh của dân tộc. Mà tiêu biểu cho những bàn chân đã làm nên chiến thắng ấy lại không có gì khác hơn là những hy sinh vô giá - những bàn chân, hay nói rộng ra, những phần thân thể đã được hiến dâng cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, được: “gửi làm hoa lá cỏ cây/ trên mảnh đất này”.
Té ra, người anh hùng thực sự của cuộc duyệt binh kia lại chính là người thương binh đang đóng vai một khán giả vô danh khuất lấp bên lề đường. Và tiếng rầm rập của cuộc duyệt binh hùng tráng cũng chẳng có gì khác hơn là tiếng dội của những “tiếng bước của bàn chân đã mất” - thứ âm thanh mà phải là những người trong cuộc mới đủ sức nghe ra: “Bàn chân/ mười năm/ hành quân”. Từ câu thơ bị ngắt thành những nhịp ngắn, đều đặn như nhịp bước - như từng nhịp bước nhỏ nhoi, ngắn ngủi nhưng nối lại đã thành ra con đường trường chinh vạn dặm với những địa danh hun hút, xa xôi: “Thăm thẳm Chiềng Lề, Khâu Vác, Pha Đin.../ Đâu quê hương là bàn chân bước đến”.
Tiếp đó, tác giả cũng không quên cái ý này - chiến công của những bàn chân ấy không chỉ làm nên một quá khứ hào hùng - mà, còn quan trọng hơn, nó mở ra một hiện tại và một tương lai sán lạn: “Với những anh hùng hôm qua chân đất/ Cả nước hành quân theo xe đại bác”.
Vậy là, đâu chỉ có người thương binh nghe ra “tiếng bước chân mình - tiếng bước của bàn chân đã mất”, mà cùng với anh, cả nhà thơ, cả bạn đọc chúng ta đều cảm nghe được âm thanh âm thầm nhưng dữ dội và thiêng liêng ấy. Và sự cảm thông sâu thẳm đã làm cho tất cả bức tranh hoành tráng trước mắt chợt khoác một màu huyền thoại: Cuộc duyệt binh của con người và vũ khí vốn cũng chỉ là cảnh trí hữu hạn trước mắt bỗng thành ra “mười lăm năm lịch sử/ đang xếp thành đội ngũ/ đi đều”, nó khiến ta: “hiểu được tâm hồn tiếng trống hôm nay/ hiểu được/ vì sao những lá cờ bay/ theo nhịp bước/ vì sao những chân đi làm rơi nước mắt”.
Lối triết lý bật lên từ đời sống cụ thể không hề gây cho ta cảm giác khô khan, bởi đó là thứ tư tưởng đầy sức nặng thuyết phục, chính xác và có sức khám phá. Trước mắt ta, hình ảnh của một cuộc duyệt binh vốn là một hành động có tính hình thức bỗng mang một chiều sâu tâm hồn thăm thẳm, nó khiến ta cảm động đến rơi nước mắt khi nghe tác giả đóng lại bài thơ bằng hai câu dưới dạng mệnh lệnh thức sang sảng như tiếng kèn đồng trước giờ xuất quân hùng tráng: “Này nghe: Mười lăm năm hùng vĩ tiến trên đường/ Gió núi mưa ngàn những đêm hành quân”.
Chính Hữu là một vị tướng cầm đạo quân chữ nghĩa tài ba. Ông biết nguyên lý: Quân không cần nhiều, chỉ cần tinh nhuệ và được điều khiển bởi người tài giỏi. Chỉ trong một bài như bài thơ này, ta thấy ông cùng lúc đã làm được hai việc: Vừa tiết kiệm từ ngữ đến cùng, quyết không cho một con chữ vô bổ lọt vào; vừa sắp đặt các con chữ vào những đội hình tối ưu - lúc chi tiết tỉ mỉ, lúc ôm trùm và bay bổng, lúc thiết tha tình cảm hay khi suy tư triết lý. Tất cả đều bật lên từ những nội lực to lớn; và do vậy, mạch thơ đi dài ngắn, mạnh nhẹ, đẩy đưa muôn hình vạn trạng như là để thách thức người đọc, người nghe về khả năng cảm thụ thơ của họ đã đạt đến cấp độ nào. Quả thật, có thể coi Chính Hữu là một trong những nhà thơ có những cách tân thành công nhất của thơ ca sau cách mạng. Trong khát vọng đổi mới thơ ca hôm nay, tấm gương của ông rất đáng cho chúng ta suy ngẫm
(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Người phục vụ già nhớ mãi những lời dạy của Bác Hồ
    Ông Lê Bá Cải (sinh năm 1933, quê tại Đông Sơn, Thanh Hóa) từng là một trong những thanh niên trẻ tuổi được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Sau quá trình dài được phục vụ Bác Hồ, cho đến nay, mặc dù đã ngoài 90 tuổi, người phục vụ già vẫn nhớ rất rõ những tháng ngày khó khăn bên Bác và những bài học mà Người đã dạy.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Sức mạnh chiến thắng của cuộc trường chinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO