Sức bật nông thôn mới ở Yên Bái

Ngọc Giáp/VNHN| 31/12/2019 06:27

Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, được cả hệ thống chính trị đồng lòng, chung sức vào cuộc. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với cả nước, công tác xây dựng nông thôn mới ở Yên Bái đã thực sự trở thành sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, được cả hệ thống chính trị đồng lòng, chung sức vào cuộc.

Mặc dù, Yên Bái là tỉnh miền núi, địa hình bị chia cắt, thường xuyên bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra. Tính từ năm 2009 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 178 đợt không khí lạnh, 77 đợt tố lốc và mưa lớn, chịu ảnh hưởng của 41 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Các đợt thiên tai đã làm 145 người chết và mất tích, 120 người bị thương; 842 nhà sập đổ; 22.563 ha diện tích cây trồng bị thiệt hại; 68.724 con gia súc, gia cầm bị chết, hư hỏng nhiều công trình cơ sở hạ tầng của nhà nước, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng của doanh nghiêp và của người dân. Ước thiệt hại khoảng 3.329 tỷ đồng. Hơn nữa, Yên Bái là tỉnh đa dân tộc, dân cư sống không tập chung, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; trình độ dân trí không đồng đều. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn còn chậm; sản phẩm nông nghiệp chất lượng thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao; kinh tế hộ vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong nông nghiệp của tỉnh. Nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp trong khi tình hình thiên tai và dịch bệnh xảy ra thường xuyên, giá cả thị trường luôn biến động, không ổn định gây nhiều bất lợi cho người sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập của người dân còn bấp bênh, gây khó khăn trong việc huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.

Sức bật nông thôn mới ở Yên Bái

Đồng chí Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tặng Cờ thi đua

cho các đơn vị có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới

Sau chặng đường 10 năm (2010 - 2020) xây dựng nông thôn mới, đến nay trên địa bàn tỉnh Yên Bái, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, kinh tế xã hội phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Có được những kết quả đáng mừng ấy là cả một quá trình dài, từ quán triệt chủ trương, thay đổi nhận thức, đến chuyển biến thành hành động cụ thể của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả tích cực, xây dựng nông thôn mới không chỉ dừng lại ở các nội dung tiêu chí của đề án mà đã trở thành phong trào có sức lôi cuốn mạnh mẽ bắt đầu từ lòng dân. Đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nhiều mô hình, chương trình được gắn liền với xây dựng nông thôn mới, mỗi thôn, bản đều đăng ký mô hình “Dân vận khéo”, hưởng ứng phong trào “Ngày chủ nhật xanh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”... mọi thay đổi về tư duy nhận thức được cụ thể hóa bằng những hành động thiết thực và hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã có 57/157 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 36,3% tổng số xã trên toàn tỉnh, đạt 228% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII đề ra).

Song song với đó, Yên Bái thực hiện cơ chế “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tùy từng tuyến đường tỉnh, huyện, xã có mức hỗ trợ cụ thể về vật liệu chính (cát, đá, xi măng, sắt thép). Ngoài những tuyến đường trong đề án của tỉnh thì mỗi địa phương có một cách làm phù hợp với điều kiện thực tế của mình rất hiệu quả.

Sức bật nông thôn mới ở Yên Bái

Đồng chí Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái

thăm mô hình trồng bưởi giá trị cao của một hộ dân xã Đại Minh.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, chủ động, linh hoạt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và sự vào cuộc tích cực, nhiệt tình của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 2.289 km mặt đường bê tông xi măng; mở mới 2.130 km đường đất; xây dựng trên 3.200 công trình thủy lợi vừa, nhỏ và công trình tạm… với tổng kinh phí trên 4.156 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước đầu tư 2.441 tỷ đồng, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp 806 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn khác. Với phương châm huy động tổng lực và phát huy tinh thần nội lực từ trong dân, dân làm đường dân đi, ngoài đóng góp tiền của, ngày công xây dựng còn có hàng ngàn tấm gương tiêu biểu hiến đất làm đường, xây dựng công trình phúc lợi xã hội với diện tích 343 ha. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn chiếm 85%.

Nhiều loại hình tổ chức sản xuất được đổi mới phù hợp, hiệu quả hơn; kinh tế hộ tiếp tục được hỗ trợ và tổ chức theo hướng quy mô lớn hơn, dần thích nghi với cơ chế thị trường. Về thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2019 ước đạt khoảng 29,88 triệu đồng/người. Diện mạo nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh đã đổi thay mạnh mẽ. Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư khang trang, đồng bộ, hiện đại; môi trường nông thôn ngày càng sạch đẹp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn không ngừng được nâng lên.

Tỉnh phấn đấu đến hết năm 2020 có ít nhất 80 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 20 đến 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5 đến 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 03 đơn vị cấp huyện hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn mới; 60 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, 25 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và trên 50 mô hình RVAC mẫu, mô hình VAC mẫu.

Đồng chí Đỗ Đức Duy - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết: “Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét, thực chất cả về lượng và chất trong phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế nhất định. Do đó, để thực hiện tốt hơn nữa công tác xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, hợp tác xã và nhân dân cần gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn. Từ đó xây dựng các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, giải pháp thực hiện cho giai đoạn tiếp theo một cách bài bản, cụ thể, sát thực tiễn; nhất là đối với các xã, thôn, bản ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tiếp tục huy động, lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn; thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường nông thôn, làm tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững…”.

Hiện nay, tỉnh Yên Bái có hai đơn vị là huyện Trấn Yên và Thành phố Yên Bái đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đó là kết quả quan trọng để đưa huyện Trấn Yên và Thành phố Yên Bái trở thành những đơn vị về đích nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái như mục tiêu đề ra vào đầu năm 2020.

Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020, tỉnh Yên bái phấn đấu có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cụ thể, các xã như: xã An Bình, xã Mậu Đông, xã Quang Minh (huyện Văn Yên); xã Đại Đồng, xã Vũ Linh, xã Xuân Long, huyện Yên Bình; xã Đồng Khê, xã Phúc Sơn, xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn; xã Minh Xuân, huyện Lục Yên. Cùng với đó, phấn đấu công nhận 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Nga Quán (huyện Trấn Yên); xã Nghĩa Lợi (thị xã Nghĩa Lộ; xã Hán Đà (huyện Yên Bình) và  xã Tân Thịnh (Huyện Văn Chấn). Xây dựng 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: là xã Báo Đáp, xã Đào Thịnh (huyện Trấn Yên); xã Tuy Lộc (thành phố Yên Bái) và xã Đông Cuông (huyện Văn Yên).

Sức bật nông thôn mới ở Yên Bái

Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thế Hùng, thăm và kiểm tra mô hình

sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Yên Bái đang từng bước phát huy hiệu quả

Đối với 68 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cần tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với 68 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới để xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu; rà soát, đánh giá các tiêu chí nông thôn mới, nhất là những tiêu chí có khả năng biến động, khó duy trì như cơ sở hạ tầng giao thông, thu nhập bình quân đầu người, môi trường, cơ sở vật chất giáo dục… Bên cạnh đó là đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới  trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của xây dựng nông thôn mới là nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân, vì thế đối tượng thụ hưởng của nông thôn mới là người dân. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng “thước đo” hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới cũng chính là đời sống của người dân. Nông thôn mới ở Yên Bái sau hơn 10 năm xây dựng đã để lại những dấu ấn tích cực, thay đổi bộ mặt nông thôn, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở nông thôn. Và nông thôn mới chỉ có thể bền vững, khi những yếu tố “nâng chất” đời sống người dân luôn được coi trọng, đặt lên hàng đầu.

Sức bật nông thôn mới ở Yên Bái

Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Phúc Cường

trao bằng công nhận NTM cho lãnh đạo xã Tân Thịnh, TP. Yên Bái.

Vừa qua, tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010 - 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã tặng Cờ thi đua cho 09 tập thể; Bằng khen cho 42 tập thể và 77 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới”.

https://vietnamhoinhap.vn/article/suc-bat-nong-thon-moi-o-yen-bai---n-25861

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Sức bật nông thôn mới ở Yên Bái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO