Sự nỗ lực, cố gắng của Hà Nội được doanh nghiệp và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao

Công Thọ/Thanh Hải/KTĐT| 13/12/2017 12:32

Ngày 13/12, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban Quý 4/2017 với lãnh đạo quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, chủ trì Hội nghị.

Đồng chủ trì có các đồng chí Thường trực Thành ủy: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc và Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn.
Tạo lập môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng báo cáo về Kết quả thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”, Kế hoạch triển khai chủ đề năm 2018 “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.


Theo đó, Thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”, Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, tập trung cao độ, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức thực hiện. Các nhiệm vụ do Trung ương, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo và kế hoạch của UBND Thành phố đề ra trong năm cơ bản hoàn thành với tỉ lệ đúng hạn, chất lượng cao.


Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của BCS Đảng luôn đổi mới, sâu sát, cụ thể theo hướng 5 rõ: "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả “một việc - một đầu mối xuyên suốt” gắn với việc thực hiện “Năm kỷ cương hành chính”.

Thành phố đã tổ chức thành công Hội nghị "Hà Nội 2017 – Hợp tác đầu tư và phát triển” với hơn 1.000 đại biểu là lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ban, ngành; đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức và hơn 600 nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự, qua đó khẳng định Thành phố đã, đang và sẽ tiên phong thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ về tạo lập môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo sự đột phá về thu hút đầu tư.

Thành phố đã thực hiện thành công việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết số 39/NQ-TW của Bộ Chính trị, hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính; kiện toàn tổ chức lại số lượng lớn các đơn vị sự nghiệp, sắp xếp xong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cấp huyện được tổ chức lại theo hướng tinh gọn, đa ngành, đa lĩnh vực và phù hợp với thực tiễn…

Kết quả đó đã được các Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Đoàn Giám sát của Quốc hội, Đoàn khảo sát thực hiện Đề án Trung ương 6, Đoàn khảo sát về đổi mới cơ chế hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập về làm việc với Hà Nội đánh giá rất cao.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quán triệt, chỉ đạo quyết liệt, triển khai tới từng cán bộ, công chức, viên chức, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở các cơ quan, đơn vị.

Các cấp chính quyền của Thành phố đã xử lý kịp thời, nghiêm khắc, có tính chất răn đe đối với hành vi vi phạm kỷ cương hành chính của một số cán bộ, công chức, viên chức; được dư luận đồng tình, tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành động và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô.

Sự nỗ lực, cố gắng của Thành phố đã được cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao qua các chỉ số như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 10 bậc, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, cao nhất từ trước tới nay; chỉ số CCHC (PAR INDEX) xếp thứ 3 cả nước (tăng 6 bậc); chỉ số về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) xếp thứ 2 cả nước.

Kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quán triệt, chỉ đạo quyết liệt, triển khai tới từng cán bộ, công chức, viên chức, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở các cơ quan, đơn vị.

Các cấp chính quyền của Thành phố đã xử lý kịp thời, nghiêm khắc, có tính chất răn đe đối với hành vi vi phạm kỷ cương hành chính của một số cán bộ, công chức, viên chức; được dư luận đồng tình, tác động mạnh mẽ đến nhận thức, hành động và thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô.

Sự nỗ lực, cố gắng của Thành phố đã được cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao qua các chỉ số như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tăng 10 bậc, xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, cao nhất từ trước tới nay; chỉ số CCHC (PAR INDEX) xếp thứ 3 cả nước (tăng 6 bậc); chỉ số về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) xếp thứ 2 cả nước. 

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng cũng nêu một số mặt còn khuyết điểm, hạn chế như: Một số nhiệm vụ Chính phủ giao chưa đạt tiến độ theo yêu cầu; một số chỉ tiêu, nhiệm vụ về CCHC năm 2017 chưa đạt và hoàn thành như: tỷ lệ số lượng TTHC được thực hiện trực tuyến mức độ 3, 4 còn thấp (chỉ tiêu phấn đấu trên 40%, ước tính đến cuối năm 2017 chĩ đạt 29,9%), một số TTHC còn thiếu tính liên thông và cơ chế phối hợp thực hiện).

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố tuy được cài thiện đáng kể, nhưng còn 05 chỉ số thành phần đạt thấp cần tiếp tục có giải pháp để cải thiện thứ hạng trong thời gian tới...


Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn


Về kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2018, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết, thành phố đã lựa chọn chủ đề triển khai năm 2018 là “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.


Một trong những nội dung lớn nhất vẫn là tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.


Trong năm 2018, Hà Nội sẽ nghiên cứu xây dựng Đề án và triển khai thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận; tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định của pháp luật.


Đối với các tổ chức sự nghiệp công, Hà Nội sẽ rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học hợp lý, thu gọn lại các điểm trường phù hợp với điều kiện thực tế. Thí điểm đổi mới, xã hội hóa các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao.


Đặc biệt, sẽ sắp xếp, sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng; giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả.


Cùng đó, thành phố sẽ nghiên cứu hợp nhất các Trung tâm bảo trợ thuộc Sở LĐ-TB&XH có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thành Trung tâm bảo trợ đa năng. Thực hiện mô hình Trung tâm Y tế đa chức năng cấp huyện; rà soát, sắp xếp hợp lý các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế.


Với các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND cấp huyện, sẽ hợp nhất trạm chăn nuôi và thú y, trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông, khuyến ngư… cấp huyện thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp.


Đặc biệt, thành phố sẽ thực hiện rà soát tổng thể tổ chức, bộ máy hoạt động của các thôn, tổ dân phố; số lượng biên chế cán bộ chuyên trách, không chuyên trách cấp xã, số lượng cán bộ không chuyên trách ở các thôn, tổ dân phố theo hướng thu gọn đầu mối; tăng cường kiêm nhiệm các chức danh và các cơ chế, chính sách về phụ cấp, hỗ trợ phù hợp để tăng tính trách nhiệm.


Công tác quản lý trật tự xây dựng đã có những chuyển biến tích cực


Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị 08 của Thành ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 26-5-2016 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô, các cấp, các ngành đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực, qua đó một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực, rõ rệt. Bộ mặt đô thị của Thủ đô ngày càng sạch hơn, đẹp hơn, văn minh hơn; trật tự đô thị, trật tự công cộng có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước hướng tới văn minh, hiện đại.


Công tác quản lý trật tự xây dựng đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2017, các Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 17.422 công trình, trong đó số công trình có vi phạm là 1.916 công trình (không phép: 765 công trình; sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kết: 334 công trình; xây dựng ảnh hưởng đến công trình lân cận, môi trường: 69 công trình; xây dựng trên đất lấn chiếm, đất nông nghiệp, lâm nghiệp: 748 công trình).

UBND cấp xã, cấp huyện đã xử lý 1.571 trường hợp vi phạm, đang tiếp tục giải quyết, xử lý theo thẩm quyền 345 trường hợp. UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành 1.740 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng với tổng số tiền hơn 12,2 tỷ đồng.

Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, Thành phố tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị số 08- CT/TU ngày 26/5/2016 của Thành ủy trong công tác đảm bảo trật tự văn minh đô thị.


Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người dân biết và chấp hành các quy định của pháp luật. Tạo môi trường thuận lợi cho người dân thực hiện các quy định về trật tự văn minh đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, không vứt rác ra đường, không lấn chiếm vỉa, lòng đường để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện không đúng quy định.


Tăng cường công tác chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, trật tự xây dựng đô thị và nâng cao chất lượng quản lý đô thị; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ; Tăng cường công tác duy trì, bảo đảm vệ sinh môi trường ngày càng sạch hơn; tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; đẩy mạnh cuộc vận động “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” thông qua các hoạt động cụ thể, trọng tâm là củng cố ý thức cộng đồng và niềm tự hào là người dân Thủ đô...


Chưa tạo được phong cách ứng xử văn minh người Hà Nội

Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội Tô Văn Động cho biết, về việc rà soát, sắp xếp hệ thống biển hiệu trên địa bàn TP, ông Tô Văn Động đề nghị các quận, huyện, sở ngành tiếp tục phối hợp với ngành văn hóa, thể thao thực hiện tốt các nhiệm vụ: Sở VH-TT sẽ chủ trì, phối hợp các quận huyện, sở ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý quyết liệt những vi phạm quảng cáo, biển hiệu.


Sở VH-TT đã ra hai văn bản liên ngành, trước mắt là trước Tết dương lịch sẽ thanh tra, kiểm tra và sẽ phối hợp với các quận, huyện giải quyết những biển hiệu vi phạm; Lựa chọn các từng nhóm vi phạm để đưa ra giải pháp giải quyết quyết liệt như xử lý nhãn hàng, lựa chọn doanh nghiệp vi phạm nhiều để xử lý trước; Tiếp tục công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới công dân, doanh nghiệp về hoạt động quảng cáo, biển hiệu; Tổ chức triển khai quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn TP; Các quận, huyện, thị xã tiếp tục xây dựng thực hiện các tuyến phố văn minh…

Giám đốc Sở VH-TT Tô Văn Động cũng đề nghị: trước ngày Noel và Tết Dương lịch sẽ ra soát, trang trí ở những tuyến phố chính để phục vụ đón Tết dương lịch và Noel. Sở VH-TT đề nghị các quận, huyện rà soát những trang trí cũ, xấu thì phải dỡ bỏ, tổ chức trang trí quận huyện mình để đón Tết; Ủng hộ quan điểm của Thanh Xuân nhưng đề nghị quận Thanh Xuân cần có phương án cụ thể để sở báo cáo thành phố, việc trang trí bano phục vụ chính trị với số lượng là bao nhiêu.

Liên quan đến việc xây dựng người Hà nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, Giám đốc Sở VH-TT cho biết bên cạnh những việc làm được vẫn còn hạn chế tồn tại: Chưa có sự thay đổi rõ nét của người dân, vẫn còn hiện tượng lối sống ích kỷ, vô cảm, văn hóa; Trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế; Chưa tạo được phong cách ứng xử văn minh người Hà Nội đặc trưng riêng biệt của người Hà Nội. Ông lấy ví dụ về việc vừa qua, có việc cha đẻ và mẹ kế bạo hành cháu bé 10 tuổi cho thấy trình độ hiểu biết pháp luật, lối ứng xử còn rất hạn chế.


Giám đốc Sở VH-Hà Nội đề nghị cần giáo dục, lối sống trong gia đình đến nhà trường ngay từ nhỏ như nói chuyện chuyên đề về văn hóa; Tiếp tục tuyên truyền hai quy tắc ứng xử tới từng người dân, đưa văn hóa ứn xử vào từng đơn vị, tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội trong đơn vị; Phát huy sáng tạo đội ngũ văn trí thức thủ đô xây dựng nội dung người Hà Nội thanh lịch văn minh, mở lớp tập huấn cho các nhóm đối tượng, từng bước nâng cao nhận thức.

Tiếp tục đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, con người, nâng cấp các nhà hát của Hà Nội, đổi mới đa dạng các nhà văn hóa, trước mắt là nhà văn hóa thôn; Cùng chung tay xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh như không nói tục, chửi bậy trong nhà trường, đoàn thanh niên tham gia giáo dục thế hệ trẻ, công an thành phố nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông…


Khi các lực lượng đi khỏi thì vi phạm “đâu lại hoàn đấy”


Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Vũ Văn Viện cho biết, sau một thời gian triển khai, công tác bảo đảm trật tự đô thị đã nảy sinh nhiều tồn tại, thường chỉ khi lực lượng chức năng ra quân thì lòng đường, hè phố mới nền nếp, sạch sẽ, khi các lực lượng đi khỏi thì vi phạm “đâu lại hoàn đấy”.


Để xử lý nghiêm sai phạm, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải kiến nghị thành phố cho phép sử dụng phương tiện nghiệp vụ để xử phạt vi phạm hành chính, xử lý vi phạm qua hình ảnh. Bởi trên thực tế, chỉ cần xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng Nghị định số 46/NĐ-CP với mức xử lý 25 triệu đồng/vi phạm hè phố thì cũng đã rất hiệu quả, không cần phải tăng gấp đôi mức xử lý như đề xuất của UBND TP Hồ Chí Minh. “Phạt nguội” di động với những vi phạm lòng đường, vỉa hè sẽ giúp khắc phục những bất cập trong xử lý vi phạm hiện nay và quy định này đã được Chính phủ cho phép thực hiện.


Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cũng đề xuất các quận, huyện, thị xã phối hợp tuyên truyền về việc tăng mức phí trông giữ phương tiện từ 1/1/2018 cho phù hợp với tình hình thực tế, theo đúng nghị quyết của HĐND TP tại kỳ họp thứ 5; Công an TP Hà Nội phối hợp rà soát để nắm vững lượng ô tô, xe máy cũng như lượng xe máy quá hạn sử dụng trên địa bàn thành phố và xử lý theo đúng quy định.


Nâng cao trách nhiệm, sự tích cực, năng động của người đứng đầu 


Tiếp thu ý kiến và một số kiến nghị của 10 lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến này và có trả lời ngay trong tuần.

Chủ tịch UBND thành phố đề nghị, để nâng cao hiệu quả các nội dung của "Năm kỷ cương hành chính 2017" và thực hiện Chỉ thị 08, trong thời gian tới, cần phải nâng cao trách nhiệm, sự tích cực, năng động của người đứng đầu các cấp, các ngành.

Chủ tịch UBND thành phố đề nghị bí thư, chủ tịch các quận, huyện, thị xã, phường, xã; giám đốc các sở, ban, ngành cần vào cuộc quyết liệt hơn để năm 2018 với chủ đề "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị" sẽ đưa được chất lượng thực hiện công việc lên một mức mới.


Lề lối, tác phong cán bộ, công chức Hà Nội có sự thay đổi căn bản


Phát biểu kết luận hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, về kết quả thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU, ngày 26/5/2016 của Thành ủy về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô sau hơn một năm thực hiện cho thấy công tác quản lý đô thị được Thành phố quan tâm đẩy mạnh thực hiện, từng bước có chuyển biến tiến bộ; nhiều tuyến đường, tuyến phố, khu đô thị mới được chỉnh trang, triển khai đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội (hệ thống thông tin, cáp điện đều được hạ ngầm).


Công tác giải phóng mặt bằng đã có sự chuyển biến rõ nét, sau khi thực hiện phân cấp cho các quận, huyện, thị xã. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các tổ chức, hộ gia đình được thực hiện nhanh, về cơ bản Thành phố đã hoàn thành (đã thực hiện cấp GCN đạt 98,4% và đăng ký kê khai đất đai lần đầu đạt 100%).


Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải về các nhà máy xử lý nước thải trên địa bàn Thành phố và khởi công xây dựng một số trạm xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp. Công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện duy trì vệ sinh môi trường, thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố được quan tâm.


Thành phố đã thông qua Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Sắp xếp điều chuyển luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh bằng xe ô tô trên địa bàn (đến nay đã hoàn thành 623/681 nốt, của 24 tỉnh, chiếm 99%). Thí điểm công nghệ ứng dụng công nghệ tìm kiếm và thanh toán phí đỗ xe tự động Iparking tại 17 điểm trên 02 tuyến phố Trần Hưng Đạo và Lý Thường Kiệt; rà soát các điều kiện để mở rộng triển khai ứng dụng trên 04 quận nội đô. Thực hiện việc thí điểm trông giữ xe theo ngày chẵn lẻ trên một số tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng.


Với nhiều giải pháp thực hiện, đến nay, đã cơ bản giải quyết được 08/41 điểm ùn tắc giao thông; tai nạn giao thông cũng giảm ở cả 3 tiêu chí (giảm 145 vụ, 22 người chết, 189 người bị thương so với cùng kỳ).


Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiếp tục được triển khai, gắn với các phong trào thi đua của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; thực hiện Hai Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố và Quy tắc ứng xử nơi công cộng được triển khai gắn với xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô “Kỷ cương - trách nhiệm - tận tình - thân thiện”.


Bên cạnh những kết quả đạt được, Bí thư cũng chỉ ra những việc chưa làm được và cần nghiêm túc nhìn nhận thẳng thắn những hạn chế, yếu kém đang tồn tại cần khắc phục trên địa bàn Thành phố. Đó là: Công tác quản lý đô thị chưa đáp ứng yêu cầu theo tinh thần Chỉ thị 08 của Thành ủy. Việc tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, tình trạng vứt rác bừa bãi, bỏ rác thải không đúng nơi quy định diễn ra hàng ngày, làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, gây bức xúc trong nhân dân.

Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng còn những diễn biến phức tạp, vẫn phát sinh các vụ vi phạm mới, trong khi các công trình vi phạm từ các năm trước vẫn chưa được xử lý dứt điểm (còn 123 trường hợp). Công tác quản lý nhà chung cư còn nhiều bất cập; việc xử lý các công trình không đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy chưa nghiêm.

Các vấn đề dân sinh bức xúc như: giao thông, cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải,… kết quả còn rất hạn chế. Việc triển khai thực hiện các Bộ quy tắc ứng xử chưa đồng bộ, quyết liệt trong các cấp, các ngành, chưa kết hợp công tác tuyên truyền vận động gắn với xử lý vi phạm.


Để tiếp tục phát huy các ưu điểm; đồng thời, khắc phục ngay các hạn chế, yếu kém trong trong việc thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU, trong năm 2018, Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tạo sự chuyển biến trong ý thức, nhận thức, trách nhiệm trong các tầng lớp nhân dân Thủ đô, nhằm đưa cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo sự chuyển biến tích cực, toàn diện trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh của người Hà Nội.


Tập trung quyết liệt hơn nữa trong việc chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, trật tự xây dựng đô thị và nâng cao chất lượng quản lý đô thị. Tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng, không để phát sinh các vụ vi phạm mới; xử lý các công trình “siêu mỏng, siêu méo” trên địa bàn từng quận, huyện, thị xã. Cương quyết xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, lòng đường, hè phố, nhất là  trong thời điểm cuối năm 2017 và đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.


Về kết quả thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”, Bí thư cho biết, năm 2017, việc Thành phố tiếp tục lựa chọn chủ đề “Năm kỷ cương hành chính” với yêu cầu cao hơn những năm trước, đó là xác định rất rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Đây là thể hiện quyết tâm trong nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo chuyển biến tiến bộ trong cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; xây dựng chính quyền thực sự gần dân, vì dân.


Theo Bí thư Hoàng Trung Hải, nhìn lại một năm qua, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị Thành phố đã tích cực triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp, nhất là các giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm “Về việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; đổi mới lề lối, phong cách làm việc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội” nhằm củng cố nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp.


Môi trường đầu tư, kinh doanh có sự cải thiện rõ nét. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) liếp tiếp tăng trong những năm gần đây (năm 2016 xếp thứ 14/63 tỉnh, thành phố, tăng 10 bậc so với năm 2015 và là năm đầu tiên bước vào nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt); chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp thứ 3 cả nước, tăng 6 bậc so với năm 2015; chỉ số về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) xếp thứ 2 cả nước.


Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị Thành phố được thực hiện bảo đảm nguyên tắc “Một đầu mối, một việc xuyên suốt”. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường. Lề lối, tác phong của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thành phố đã có sự thay đổi căn bản về tư duy, thái độ làm việc. Hai Quy tắc ứng xử trong cơ quan, nơi công cộng do UBND Thành phố ban hành đã được các cơ quan, đơn vị của Thành phố triển khai với nhiều hình thức.


Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách hành chính cũng vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, theo đó, Thành phố chúng ta cần phải tập trung khắc phục ngay trong năm 2018, đó là: tiếp tục cải thiện sự hài lòng của tổ chức, công dân khi tiếp cận với thủ tục hành chính (kết quả đánh giá chỉ tiêu này ở cấp sở, ngành chưa cao (mới đạt 50%)); một số đơn vị sở, ngành chưa hoàn thành việc công bố, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tuy có sự cải thiện đáng kể song còn 5 chỉ số thành phần đạt thấp, chậm có chuyển biến...


Về thực hiện chủ đề năm 2018 “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”. Để việc tổ chức thực hiện chủ đề năm 2018 được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng và các cơ quan trong hệ thống chính trị Thành phố theo chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu thực tiễn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện chủ đề năm 2018 (hoàn thành ngay trong tháng 12/2017). Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã bám sát 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong Kế hoạch của Ban cán sự đảng UBND Thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, bảo đảm tiến độ đề ra.


Trong quá trình xây dựng kế hoạch, cần tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện tốt việc: đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị Thành phố bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; hoàn thiện quy trình, quy chế, mối quan hệ công tác, bảo đảm vận hành thông suốt, tránh chồng chéo, trùng lắp; (thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa cấp trên và cấp dưới, gắn quyền hạn với trách nhiệm, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung của Thành phố, làm nền tảng xây dựng chính quyền điện tử, Thành phố thông minh...


Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chủ đề năm 2018 “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”, cần gắn với các nhiệm vụ cụ thể của địa phương, đơn vị; với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, về công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; các Kế hoạch của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa 12); Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 12) về về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về tổ chức, cán bộ, về chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị của Thành phố...


Bí thư Hoàng Trung Hải cho rằng, chỉ còn hơn 2 tuần nữa sẽ kết thúc năm 2017, khối lượng công việc của những tháng đầu năm 2018 rất lớn và cũng rất khó khăn. Thành ủy - HĐND - UBND Thành phố đề nghị các cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành chất lượng và đúng tiến độ các nhóm công việc đã đề ra. Trước mắt, hoàn thành có chất lượng, bảo đảm tiến độ việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2017.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Sự nỗ lực, cố gắng của Hà Nội được doanh nghiệp và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO