Sông nước trong ca dao tình yêu của người Việt

HNMCT| 10/01/2022 11:14

Sông nước là đề tài đặc sắc của thơ ca, nghệ thuật. Nhiều câu ca dao, đặc biệt là ca dao về tình yêu đôi lứa, người Việt thường sử dụng hình ảnh thiên nhiên quen thuộc để thể hiện cảm xúc của họ, trong đó có hình ảnh sông nước.

Rất nhiều câu ca dao tình yêu của người Việt mở đầu bằng hình ảnh ở bến sông, bờ ao: “Chiều chiều ra đứng bờ ao/ Tay vin cành quế tay trao lượng vàng”, “Cô kia đứng ở bờ sông/ Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây”, “Cách nhau có một con đầm/ Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang”... Bờ sông, bến sông, bờ ao là những không gian trữ tình thân thuộc, bình dị, phù hợp với việc bày tỏ tình cảm đôi lứa. Không gian sông nước quen thuộc, gần gũi đem lại sự tự nhiên trong lời nói: “Này người đứng ở bờ sông/ Tay đeo nhẫn bạc có chồng hay chưa?”. Sự quen thuộc cũng giúp các chàng trai, cô gái thêm táo bạo: “Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”. Có thể nói, trên không gian bờ sông, bến nước, chàng trai, cô gái đã bạo dạn đối diện với lòng mình, không ngại ngần bày tỏ lời chân thành của trái tim đang rạo rực cảm xúc và khao khát mãnh liệt về hạnh phúc lứa đôi.

Trong các câu ca dao tỏ tình, sông nước được miêu tả với “độ trong”: “Nước trong cá bống giỡn sao/ Đôi ta bận bịu ngày nào hiệp chung”, “Nước trong cá lội bên bờ/ Hỏi em mấy tuổi mà chưa lấy chồng”... Hình ảnh “nước trong” không chỉ gợi dòng nước trong veo, mát lành mà còn là sự trong trẻo, tinh khôi, cảm xúc xao xuyến tình yêu trong giây phút đầu tiên. Cùng với độ trong của nước, ca dao người Việt còn viết về trạng thái “lên” của nước: “Nước lên lắp xắp bờ biền/ Người ta sang cả, em cắm sào đợi ai”, “Nước lên lai láng vồng khoai/ Ta thương thầm nhớ trộm biết cùng ai tỏ tường”... Trạng thái nước lên dù lắp xắp hay lai láng cũng đều gắn với cảm xúc tâm lý của người bày tỏ. “Tình anh như nước dâng cao/ Tình em như dải lụa đào tẩm hương”, gợi tình cảm đang trào dâng, mỗi lúc một nhiều hơn, thắm thiết hơn và mãnh liệt hơn.

Hơn nữa, trong ca dao tỏ tình, nước còn được miêu tả ở trạng thái “chảy”: “Nước sao nước chảy tràn đồng/ Tơ duyên còn đó tơ hồng chưa xe”, “Nước trên khe chảy về sông Vịnh/ Trời trên đã định nên chi con nước nọ mới chảy vòng cung”... Nước chảy là trạng thái động, với dòng chảy mạnh, chủ yếu là với hướng cao xuống thấp: Từ “trên khe”, “trên nguồn”, “chảy về sông Vịnh”, “chảy xuống ngọn nguồn", “chảy xuống đồng bằng”, “chảy xuống ruộng xanh”, “chảy tràn đồng”. Hình ảnh nước chảy rất phù hợp cái tình đang cháy bỏng mãnh liệt, khát khao khiến lời tỏ bày tình cảm càng nồng nhiệt, tha thiết. Bên cạnh đó, có những câu ca dao miêu tả dòng chảy nhẹ nhàng: “Cái ngọn sông Đào vừa trong vừa chảy/ Anh đi kén vợ mười bảy năm nay”, “Nước chảy riu riu, lộc bình kêu ríu ríu/ Anh thấy em nhỏ xíu anh thương”... Dòng nước sông ở trạng thái chảy nhẹ êm là sự tương đồng với cảm xúc êm ái, lắng dịu nhưng chắc chắn, bền bỉ, sâu sắc. Dễ nhận thấy, dòng nước khi mạnh mẽ, khi nhẹ nhàng như cảm xúc của người đang yêu khi dữ dội, ồn ào, lúc dịu êm, lặng lẽ; khi dào dạt, dâng cuốn, lúc lắng lại, thủ thỉ, tâm tình.

Hình ảnh sông nước trong ca dao tình yêu đôi lứa thường đi kèm với các hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp: “Sấm đông chớp bể mưa nguồn/ Anh chưa có vợ có buồn không anh”, “Trời vần vũ mây giăng bốn phía/ Nước biển đông sóng dợn tứ bề/ Biết làm sao cho trọn nghĩa phu thê/ Đó chồng đây vợ đi về có đôi”... Hình ảnh của các hiện tượng mây, mưa, sấm chớp đã tạo nên không gian nghệ thuật sông nước đối lập với không gian phẳng lặng, bình yên của con người. Đó là cách tạo tình huống để nhân vật bày tỏ khát vọng có đôi, bởi họ cần thiết phải có thêm sức mạnh để đối chọi lại với hoàn cảnh. Vì vậy, dòng đầu câu ca gợi ra không gian “chớp bể mưa nguồn” để tạo thử thách, gợi sự cô đơn, nhỏ bé của con người để dòng dưới lại như xoáy sâu vào tình cảnh của đối tượng, khơi dậy khát vọng lứa đôi, và vì thế lời tỏ bày dễ dàng được chấp thuận hơn: “Sấm đông chớp bể mưa ngang/ Anh chưa có vợ muốn sang chung tình”...

Đọc ca dao tình yêu đôi lứa, ta như được ngắm nhìn bức tranh tươi đẹp sông nước quê hương. Có những bài ca dao chỉ thuần túy là bức tranh phong cảnh, miêu tả vẻ đẹp của sông nước Việt Nam. Nhưng có những bài ca dao sông nước là bối cảnh cho cái tình bộc lộ. Trong lời tỏ tình, sông nước luôn gắn với tâm trạng, với nỗi niềm tình yêu, với chân dung tinh thần những người đang yêu. Vì vậy, sông nước không chỉ là một tín hiệu về không gian nghệ thuật, mà còn là tín hiệu đặc sắc mang đậm dấu ấn tư duy trí tuệ và cốt cách con người Việt.

(0) Bình luận
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
  • Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông
    Sáng 29-11, tại Trung tâm Văn hóa Thành phố Hà Nội (số 7, đường Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông), Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông khai mạc Triển lãm tranh, ảnh kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (1904 - 2024).
  • Hơn 14.000 tác phẩm tham dự Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III - năm 2024
    Tối 25-11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ trao giải cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Sông nước trong ca dao tình yêu của người Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO