Say đắm làn điệu dân ca Quan Họ tại hội Lim

Kim Ngân| 03/02/2023 16:51

Ngày 12 tháng Giêng hằng năm, tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, du khách thập phương lại có dịp hòa vào dòng người trảy hội Lim, để đắm mình trong không gian lễ hội đặc sắc, các làn điệu dân ca Quan họ say đắm lòng người.

Sau 3 năm không tổ chức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm 2023, hội Lim được tổ chức trở lại trong sự háo hức, chờ đợi của nhân dân địa phương và du khách thập phương.  Tại đây, những người chưa biết đến Dân ca Quan họ Bắc Ninh sẽ được tìm hiểu về loại hình văn hóa độc đáo này, những người yêu Quan họ Bắc Ninh sẽ được trải lòng nỗi nhớ, thỏa đam mê tình yêu Quan họ.

z4081308325987_4157f1c7cb0540f80d29479537643152.jpg
Các liền anh, liền chị được thỏa lòng hát Quan họ phục vụ du khách tại hội Lim

Vốn đam mê Dân ca Quan họ Bắc Ninh từ khi còn nhỏ, liền chị Nguyễn Thị Tiệm, thôn Giới Tế, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - thành viên Câu lạc bộ Quan họ người cao tuổi huyện Tiên Du chia sẻ, chị cảm thấy rất háo hức khi nhận được thông tin năm 2023 sẽ tổ chức hội Lim.

Đôi tay uyển chuyển, khéo léo têm miếng trầu cánh phượng, liền chị Nguyễn Thị Tiệm cho biết, từ khi tham gia vào Câu lạc bộ Quan họ người cao tuổi huyện Tiên Du, nhiều năm qua (trừ những năm không tổ chức hội do dịch COVID-19) bà đều tham gia hát Quan họ tại hội Lim. Cũng giống như hơn 100 thành viên trong Câu lạc bộ, hơn 1 tháng nay, bà không bỏ buổi tập luyện nào trong câu lạc bộ với mong muốn mang đến cho du khách những làn điệu Dân ca Quan họ mượt mà đằm thắm.

Đến với hội Lim, bà được giao lưu với các liền anh, liền chị trong Câu lạc bộ Quan họ khác, giao lưu với du khách. Mỗi khi cùng ca một câu Quan họ là thấy mọi người như gần gũi nhau hơn. Khác với những Câu lạc bộ Quan họ khác khi biểu diễn có sử dụng nhạc và các phương tiện âm thanh thì các thành viên trong Câu lạc bộ của bà chủ yếu ca những câu Quan họ cổ theo hình thức đối đáp. Bởi vậy, lán hát Quan họ của Câu lạc bộ của bà luôn thu hút lượng lớn du khách.

Cùng tâm trạng của liền chị Nguyễn Thị Tiệm, liền chị Nguyễn Thị Sau, Câu lạc bộ Quan họ Thanh Bình, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cũng có sự chuẩn bị chu đáo để mang lời ca, tiếng hát phục vụ du khách, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

Chia sẻ về niềm vui, tự hào khi được tham gia hát Quan họ tại hội Lim, liền chị Nguyễn Thị Sau cho hay, thời gian vừa qua, mặc dù bận việc nhưng cô và các thành viên trong gia đình gồm 3 thế hệ luôn sắp xếp thời gian tập luyện Quan họ cùng các thành viên trong câu lạc bộ. Bản thân cô thường dạy các con, cháu không chỉ học các làn điệu Quan họ mà còn học văn hóa Quan họ như cách têm trầu cánh phượng, cách đi đứng, ăn nói, mặc trang phục Quan họ… để phục vụ các du khách tại hội Lim.

Trảy hội Lim có tới hàng nghìn người, nhưng rất ổn định và theo trật tự, không ai bảo ai mọi người đều xếp, đứng thành hàng đến từng làn hát Quan họ để thưởng thức. Cùng tâm trạng háo hức khi được trở về hội Lim, với chị Nguyễn Thị Hằng, huyện Đông Anh (Hà Nội), Quan họ như một phần tinh thần của chị nên năm nào chị cũng mong đến ngày hội để được đi nghe Quan họ.

Những năm không được tổ chức hội Lim, đến ngày 12 tháng Giêng chị đều tự mở lại những bài hát Quan họ cho thỏa nỗi nhớ. Năm nay, trong những ngày diễn ra lễ hội, chị có mặt ở tất cả các lán hát Quan họ để thưởng thức bởi mỗi câu lạc bộ có những nét đẹp riêng.

Về với hội Lim là về với một vùng non nước hữu tình, về với cội nguồn dân tộc, bởi lễ hội Lim là nơi thể hiện rõ bản sắc văn hóa người Việt trên quê hương Quan họ Bắc Ninh - Kinh Bắc, một trong những vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến và nhân cách Việt Nam khiến du khách nếu một lần được tới trảy hội Lim sẽ “đến hẹn lại lên”.

Cùng với sự đổi thay của thời gian, sự phát triển của xã hội đương đại nhưng những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc, tinh hoa của nhân loại vẫn đang được người dân, lớp lớp các thế hệ bảo tồn và phát triển tạo nên sức mạnh nội sinh của dân tộc. Với hội Lim cũng vậy, người Quan họ đang mỗi ngày nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, thực hiện đúng cam kết với UNESCO đưa Dân ca Quan họ Bắc Ninh trường tồn và lan tỏa.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01 - 31/7/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ...
  • Kỳ 3 : Nhà nghiên cứu nói gì về "Thiên Cẩu" và "Thần Cẩu"
    Nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng sở dĩ có sự khác nhau giữa hai cách thờ "Thiên cẩu" và "Thần cẩu" bởi: Miếu thờ “Thần Cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận là sản vật của văn hóa Chămpa và 2 miếu thờ “Thiên Cẩu” ở TDP Trung Đông là sản vật của văn hóa Việt chịu sự ảnh hưởng của đạo giáo.
  • Kỳ 2: Khám phá chuyện “Thiên cẩu” giúp dân, bảo vệ làng
    Khác với câu chuyện về tục thờ "Thần cẩu" ở xã Quảng Phú, hai con chó đá ở tổ dân phố (TDP) Trung Đông (phường Phú Thượng, TP Huế) lại được người dân tôn kính gọi là “Thiên cẩu”- chó của trời. "Thiên cẩu" ở đây có dáng ngồi nhổm, khoan thai… và cũng có những câu chuyện lưu truyền từ đời này sang đời khác ly kỳ không kém "Thần cẩu".
  • Sôi nổi Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”
    Tối 29/6, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ tổ chức Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - niềm và tin hy vọng” năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm diễn viên nghệ thuật quần chúng đến từ 8 phường trên địa bàn quận.
  • Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế: Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"
    Nét văn hóa độc đáo thờ “Thần cẩu” hay "Thiên cẩu", dưới dạng chó đá,... đang được người dân ở Thừa Thiên Huế duy trì và gắn liền với cuộc sống cùng nhiều giai thoại ly kỳ chưa lời giải. Thậm chí, nhiều nơi người dân còn lập miếu để thờ chó đá và tôn kính gọi với tên thờ “Ngài”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • “Trở về trong giấc mơ” – nhật ký xúc động viết từ cuộc chiến
    109 bức thư của liệt sĩ Trần Minh Tiến gửi cho người yêu Lưu Liên trong những năm tháng chiến tranh vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc trong cuốn “Trở về trong giấc mơ” (nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và tuyển chọn). Qua những trang nhật ký đầy xúc động, cuốn sách đã khơi nguồn cảm hứng giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kỳ nhiều hy sinh, mất mát nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc cũng như hoài bão, khát vọng cống hiến cho đất nước của thế hệ cha anh.
  • Triển lãm “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời”
    Triển lãm ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa nội tại trong từng khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống. Thông qua các chủ đề phong phú cùng ngôn ngữ tạo hình tươi mới, hấp dẫn, “Cẩm nang sử dụng: Cuộc đời” đặt ra những câu hỏi hiện sinh mà mỗi người phải đối mặt trong quá trình trưởng thành, mời gọi người xem suy ngẫm về trải nghiệm lớn lên và tìm kiếm ý nghĩa cho hành trình của chính họ.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT
    Chiều 2/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đáp án tất cả môn thi, sau bốn ngày sau kỳ thi tốt nghiệp THPT.
  • Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vườn quốc gia Hin Nậm Nô được đề cử di sản thiên nhiên liên biên giới
    UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, hai tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đề cử Vườn quốc gia Hin Nậm Nô và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới.
Đừng bỏ lỡ
Say đắm làn điệu dân ca Quan Họ tại hội Lim
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO