Sáng nay Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp cả nước

vnexpress.net| 17/05/2017 07:13

2.000 lãnh đạo doanh nghiệp có mặt tại Hà Nội và các đầu cầu tại 63 tỉnh, thành sẽ đối thoại với người đứng đầu Chính phủ để tìm giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh.

Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp 2017 sẽ diễn ra sáng nay (17/5) tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) với chủ đề "Đồng hành cùng doanh nghiệp". So với lần đầu tổ chức tháng 4/2016 với khoảng 500 lãnh đạo doanh nghiệp tham dự trực tiếp, sự kiện này có quy mô lớn hơn khá nhiều. Sau phiên đối thoại, Chính phủ dự kiến sẽ họp ngay chiều nay để bàn giải pháp cho các kiến nghị doanh nghiệp nêu ra.

Cùng với việc tổng kết những thành quả đã đạt được sau một năm thực hiện Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, mục tiêu của hội nghị lần này là tiếp tục củng cố, xây dựng các phương hướng mới, tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

sang-nay-thu-tuong-doi-thoai-voi-doanh-nghiep-ca-nuoc

Tinh thần của "Hội nghị Diên Hồng về kinh doanh" năm 2016 kỳ vọng sẽ được tiếp nối năm nay. Ảnh: VGP

Tại báo cáo chuẩn bị cho hội nghị, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng 5 nhóm giải pháp chính được đưa ra tại Nghị quyết năm 2016 đã góp phần thực hiện mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất để khởi nghiệp kinh doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng sau một năm thực hiện đã thu được những kết quả tích cực.

Các hành động của bộ máy quản lý được thể hiện bằng 50 nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh được ban hành giúp đơn giản hóa 4.527 trên tổng số 4.723 thủ tục hành chính (gần 96%). Bộ này cũng tổng kết kể từ Hội nghị Thủ tướng gặp doanh nghiệp tháng 4/2016 đến nay, gần 1.100 kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đã được tiếp nhận và chuyển tới các cơ quan nhà nước, trong đó đã có 850 kiến nghị được xử lý, giải quyết, trả lời... (đạt tỷ lệ 77%).

Kết quả là năm 2016 đã ghi nhận một làn sóng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh mạnh mẽ. Hàng trăm hội nghị, hội thảo, sự kiện, cuộc thi về khởi nghiệp được tổ chức; 28 không gian làm việc chung và sáng tạo ra đời; mạng lưới các nhà đầu tư cá nhân cho khởi nghiệp bắt đầu được hình thành.

Nhiều địa phương cũng đã xây dựng và triển khai nhiều sáng kiến trong đối thoại với doanh nghiệp. Các chương trình như Cà phê doanh nhân (Quảng Ninh, Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng…), Khởi nghiệp doanh nhân (Kon Tum) hay mô hình Bác sĩ doanh nghiệp (Bắc Ninh) là một trong những ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, báo cáo nêu trên và tập hợp ý kiến doanh nghiệp của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng chỉ ra những điểm còn tồn tại bên cạnh kết quả đạt được. Dù phần lớn kiến nghị của doanh nghiệp được các Bộ, ngành ghi nhận, tháo gỡ, song thực tế vẫn còn nhiều nút thắt thể chế, môi trường kinh doanh vẫn là nỗi ám ảnh với họ. 

Dẫn lại kết quả nghiên cứu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016, VCCI cho hay, khoảng 66% trong số 11.000 doanh nghiệp được hỏi xác nhận phải trả các khoản phí không chính thức để hỗ trỡ các thủ tục hành chính. Nghĩa là trung bình cứ 3 doanh nghiệp được hỏi thì có 2 doanh nghiệp xác nhận trả phí bôi trơn.

"Có từ 9-11% doanh nghiệp tham gia điều tra năm 2014-2016 cho biết các khoản chi phí cho riêng mục này chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của họ, cao hơn hẳn mức 6-8% giai đoạn 5 năm trước", báo cáo nêu. 

Những quy định về điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành còn nhiều mâu thuẫn, chưa thống nhất, trong khi sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trên phạm vi địa phương chưa thực sự hiệu quả, cũng là những điểm nghẽn cần tháo gỡ.

Ngoài ra, báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư còn nhắc đến vấn đề chồng chéo, trùng lắp trong nội dung thanh tra, kiểm tra của ngành thanh tra và ngành kiểm toán như một ví dụ về tồn tại trong sửa đổi thủ tục hành chính. Có doanh nghiệp đã phản ánh năm 2016 đã phải tiếp đến 9 đoàn thanh tra, kiểm tra hay một số cuộc thanh tra còn kéo dài khi xây dựng báo cáo và kết luận thanh tra, chất lượng còn chưa cao.

Những vấn đề nêu trên dự kiến sẽ tiếp tục được doanh nghiệp chia sẻ với lãnh đạo Chính phủ với hy vọng tìm được giải pháp tháo gỡ khó khăn tại hội nghị hôm nay. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Sáng nay Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp cả nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO