Sân khấu Thủ đô thiếu vắng kịch bản hiện đại

Miên Thảo| 07/11/2020 08:14

NSND Thanh Trầm - Chủ tịch Hội Sân khấu Hà Nội đã thẳng thắn chỉ ra khoảng trống của sân khấu Thủ đô hôm nay là thiếu vắng kịch bản hiện đại. Đây cũng là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phê bình, tác giả… khi tham dự hội thảo “Sân khấu Hà Nội với cuộc sống hôm nay” vừa được Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức.

Sân khấu Thủ đô  thiếu vắng kịch bản hiện đại
Nhiều giá trị văn hóa của Hà Nội đã đổi mới thế nhưng sân khấu Thủ đô đa phần vẫn hướng tới những đề tài lịch sử, dân gian... (Trong ảnh: Một cảnh trong vở kịch “Trương Chi - Mỵ Nương” của Nhà hát Kịch Hà Nội. Ảnh: HT)
Theo NSND Thanh Trầm, có một nghịch lý đang tồn tại là sau những năm đầu 1990 cho đến nay, Việt Nam mở cửa “đón gió” bốn phương. Hòa vào đó, những thành tựu về kinh tế, xã hội, đặc biệt về công nghệ thông tin chúng ta đang cố gắng bắt kịp phần nào với thế giới. Tuy nhiên, một điều cá biệt và không bình thường là: không đồng hành với sự phát triển, không bắt kịp thời đại, sân khấu nước nhà đã bị tụt hậu…, cho dù sự định hướng, quan tâm, đầu tư của Nhà nước nhiều hơn, lớn hơn. 

Nguyên do dẫn đến thực trạng đó trước tiên là vì sự lãnh đạo và định hướng của các cơ quan quản lý sân khấu còn quá nhiều tầng bậc. Hiện nay, một đơn vị sân khấu Thủ đô đang chịu ít nhất 3 sự lãnh đạo: từ Sở Văn hóa đến hệ thống tuyên giáo rồi hội nghề nghiệp Trung ương và thành phố. Như vậy, sân khấu không thể hoạt động như một loại hình nghệ thuật tương đối độc lập và thuần túy chỉ vì mục đích nghệ thuật. Cùng với đó, vì cuộc mưu sinh để tồn tại, các đơn vị phải tự mình xoay sở, tự mình tìm hướng đi cho phù hợp với đời sống, xã hội đương thời. Thế nên, có đơn vị có thể đi chệch hướng, có thể tụt hậu, có thể thương mại hoặc tầm thường một tác phẩm sân khấu với mục đích tồn tại… Những điều này tác động không nhỏ đến việc viết của tác giả kịch bản, viết như thế nào để hợp thời, được dựng, chứ nhiều khi không phải là viết ra những vấn đề đau đáu của con tim, nhức nhối của tâm hồn hay sự cao đẹp của tinh thần nhân văn, nhân bản vì con người…

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đó thì còn có cả nguyên nhân chủ quan - đó là tài năng của biên kịch hiện nay. Dù rằng, đề tài hiện đại cho sân khấu chưa bao giờ thiếu tuy nhiên, khi biên kịch chưa đủ sức tiếp cận một cách tinh tế, sâu sắc thì những đề tài ấy bỗng dưng bị khai thác một cách vụn vặt, kể lể những éo le, trắc trở của tình duyên; những tình tay ba, tay tư với những màn mùi mẫn một cách khiên cưỡng hoặc giả tạo. “Sợi dây xuyên suốt những câu chuyện kịch bị gò vào những con người đạo đức giả, cơ hội, háo danh, phản chủ, lừa lọc…, nhưng rồi vẫn ghế cao tót ngồi… Sau đó thì sao? Là sự trả giá, là nhân quả, là sám hối… Quanh đi quẩn lại vẫn một số mô tip quen thuộc như vậy, làm sao khán giả không chán? Và, khi xem xong là hết, không còn những dư âm, những trăn trở, day dứt của khán giả khi được tiếp nhận một tác phẩm sân khấu với những rung động, những vấn đề lớn lao của thời cuộc, của con người, cuộc sống mà vở diễn muốn chuyển tải…” - NSND Thanh Trầm nhấn mạnh.

NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tiếp tục nhắc lại câu chuyện sân khấu vẫn trong tình trạng “bắc nước chờ gạo người” trong mấy chục năm qua. Đồng thời, ông còn trăn trở về thực trạng cơ chế thị trường khiến cho đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng năng động hơn, nhưng cũng làm cho đội ngũ này tre đã già mà măng chưa mọc và luôn phải chịu những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong khi đó, nghệ thuật sân khấu chưa có chiến lược về đặt kịch bản và đào tạo. Các đề tài truyền thống vắng bớt dần, các đề tài kinh dị, bạo lực, ái tình chụp giật… nổi lên như một cứu cánh tồn tại. 

PGS.TS Trần Trí Trắc thì bày tỏ nỗi băn khoăn khi Thủ đô đã trải qua nhiều năm đổi mới, nhiều giá trị văn hóa, nếp sống, phong tục tập quán của người Hà Nội đã khác xưa quá nhiều. Thế mà, thời gian qua, sân khấu Thủ đô đa phần vẫn hướng tới những đề tài lịch sử, dã sử, dân gian, huyền thoại, chiến tranh cách mạng, nước ngoài và dựng lại “vở cũ” làm cho các nhà lý luận phê bình gọi là “xu hướng hoài cổ”. Khán giả chỉ thấy nếp sống ngày xưa, đạo lý quá khứ bất biến và trang phục, tập quán của thời phong kiến, thời cách mạng xa vắng… “Thế mà, những năm qua, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào, thì sân khấu Hà Nội phải chăng còn lảng tránh hiện thực đương thời, còn chưa nhập cuộc với cuộc sống đổi mới ở Thủ đô như Bác Hồ đã dạy: xã hội thế nào thì văn nghệ thế ấy; văn nghệ không được đứng ngoài kinh tế và chính trị xã hội; phải miêu tả cho hay, cho chân thật cuộc sống mới, con người mới; nghệ sĩ phải nhập cuộc vào cuộc sống mới để có những tác phẩm mang hơi thở hừng hực của cuộc sống mới, mang âm hưởng của thời đại.” - PGS.TS Trần Trí Trắc bày tỏ.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Lan tỏa tinh thần yêu chuộng hòa bình, đoàn kết, phát triển của tuổi trẻ Thủ đô
    Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức “Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III năm 2024” với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, đoàn kết, hữu nghị và phát triển của tuổi trẻ Thủ đô.
  • Ấn tượng sinh viên trường múa biểu diễn trong kỳ thi tốt nghiệp
    Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức Chương trình thi Tốt nghiệp trình độ Trung cấp vào 3 ngày 14/5 đến 16/5 vừa qua với những nội dung thi như: múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa đương đại,…
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Vinamilk & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam lần thứ 17 thêm nhiều bữa có sữa cho trẻ em
    Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Đừng bỏ lỡ
Sân khấu Thủ đô thiếu vắng kịch bản hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO