Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: Internet.
Tết Nguyên tiêu là dịp Tết quan trọng mà ông bà xưa có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” hay “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.
Vào ngày này, tuỳ vào phong tục và điều kiện kinh tế của từng gia đình mà mâm cỗ cúng của mỗi gia đình có thể khác nhau.
Nhưng tất cả đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu với Phật, Thánh, ông bà, tổ tiên, mong cầu một năm an lành, nhiều tài lộc.
Ngày cúng Tết Nguyên tiêu (hay còn gọi là cúng Rằm tháng Giêng) tốt nhất cho năm 2022 là sáng 15/2/2022 (nhằm 15/1 Âm lịch), tuy nhiên nếu gia đình có việc bận thì bạn cũng có thể cúng vào ngày 14/2/2022 (nhằm 14/1 Âm lịch).
Ngoài 2 ngày này (14 và 15 âm lịch), gia chủ không nên cúng Rằm tháng Giêng vào ngày khác vì sẽ mất linh.
Theo phong tục xưa của người Việt, cúng rằm tháng Giêng nên cúng ngày chính Rằm tức 15 Âm lịch là tốt nhất, đây chính là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm. Do vậy, nghi lễ cúng rằm tháng Giêng 2022 nên được xảy ra vào buổi sáng sớm hoặc lúc chính Ngọ.
Tuy nhiên, nếu không sắp xếp được thời gian trên, gia chủ có thể làm lễ cúng từ sáng ngày 14 tháng Giêng đến trước 19 giờ ngày 15 tháng Giêng là được.
Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022 có các khung giờ hoàng đạo dưới đây, gia đình có thể chọn để tiến hành nghi lễ cúng Rằm cũng rất phù hợp:
Giờ đẹp cúng Rằm tháng giêng 2022 vào ngày chính Rằm 15/1:
- Mậu Thìn (07 giờ-09 giờ)
- Canh Ngọ (11 giờ-13 giờ)
- Tân Mùi (13 giờ-15 giờ)
Giờ đẹp cúng Rằm tháng giêng 2022 vào ngày 14 tháng Giêng, tức ngày 14/2/2022 Dương lịch:
- Bính Thìn (07 giờ-09 giờ)
- Đinh Tỵ (09 giờ-11 giờ)
- Canh Thân (15 giờ-17 giờ)
- Tân Dậu (17 giờ-19 giờ)
- Quý Hợi (21 giờ-23 giờ)
Để cúng Rằm tháng Giêng, gia đình cần chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng Phật, 1 mâm cỗ cúng gia tiên và phải lau dọn bàn thờ cẩn thận, không gây đổ vỡ đồ vật.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo