Rắc rối quanh việc trùng tên gọi "ca trù Thăng Long"

Ha noi moi| 24/04/2009 10:31

Việc trùng cụm từ trong tên gọi của hai tổ chức nghệ thuật ca trù gần đây gây xôn xao giới nghệ sĩ, nghệ nhân và  các nhà  nghiên cứu cổ nhạc, quản lý văn hóa. Giải quyết và  tự giải quyết, việc tế nhị nà y đòi hửi phải thấu lý đạt tình và  sự "ngồi lại" của những người trong cuộc.

Аối cực

Sau một chặng đường dà i ra đời và  hoạt động của các CLB, nhóm ca trù tại Hà  Nội, nghệ thuật ca trù dường như "ngấp nghé" một bước chuyển mới khi ra đời một trung tâm văn hóa ca trù. Tại Bảo tà ng Cách mạng Việt Nam, ngà y 3-4, trung tâm biểu diễn khai trương, đà o nương, nghệ sĩ, Thạc sĩ Bạch Vân - Chủ nhiệm CLB ca trù Hà  Nội giữ vai trò phó giám đốc phụ trách nghệ thuật.

Chuyện tưởng đã khiến người yêu ca trù chỉ có thể phấn khởi, mừng cho những người gắng đem tâm, tà i, lực ra nhen nhóm nghệ thuật, đưa nó đến rộng rãi hơn với công chúng. Thậm chí có thể hy vọng ít nhiửu vử con đường thương mại hóa cổ nhạc! Ấy vậy mà  chút băn khoăn đã dấy lên khi xuất hiện những khúc mắc. Аó là  việc địa chỉ mới nà y lấy tên gọi: Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long. Trong khi đã có một  CLB ca trù Thăng Long - một chi hội của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, do nghệ sĩ, đà o đà n, Thạc sĩ Phạm Thị Huệ là m chủ nhiệm, đã được biết đến mấy năm qua, hiện đang sinh hoạt tại đình là ng Cống Vị. Chị Huệ đã có đơn gử­i trung tâm cùng một số cơ quan quản lý văn hóa, đử nghị đổi tên nhằm tránh nhầm lẫn.

Có lẽ trong lúc ấy, chị còn muốn tránh sự mất công giải thích sau nà y, nhất là  với lớp con cháu, khi nhắc tới cụm từ chung "ca trù Thăng Long". Thực tế đã có phóng viên viết bà i vử trung tâm nhưng down load ảnh trên mạng xuống minh họa, lại trúng ảnh của CLB.

Thế nhưng chị Bạch Vân nhất quyết không đổi! "Ca trù" là  tên chung, "Thăng Long" cũng chung từ nghìn năm nay, nà o của riêng ai! Nhà  hát múa rối Thăng Long, Nhà  hát ca múa nhạc Thăng Long bao năm nay vẫn chung danh từ "Thăng Long" cả đấy! Chuyện lình xình, qua lại trên báo chí đến hôm nay đã gần một tháng vẫn chưa ngã ngũ.

Bên tình bên lý

Trước sự thể nà y, có những suy nghĩ e chừng không có lợi cho đại cuộc là  quá trình đử nghị UNESCO công nhận ca trù là  di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Vì ta đang chứng minh với UNESCO là  ca trù sắp biến mất, nay nhỡ người ta lại thấy hiện diện hẳn một trung tâm với cả nhà  hát biểu diễn bán vé nữa, thì liệu người ta có cho rằng ca trù vẫn đang "sống sung túc" không? Có những băn khoăn khi thực chất, xét vử lý thì CLB thật là  khó yêu cầu trung tâm cải biến cái tên nà y.

Vì đến nay vẫn chưa có sự công nhận nà o của pháp luật cho phép CLB độc quyửn cụm từ "ca trù Thăng Long". Kể cả có muốn công nhận thì cũng khó đủ cơ sở vì hai từ "ca trù", "Thăng Long" đúng là  của chung. Nhưng vử tình thì quả là  là m như vậy không nên, trong truyửn thống sinh hoạt, hà nh nghử xưa của các giáo phường thì người ta vẫn thường tránh lấy trùng tên nhau. Nhà  nghiên cứu Bùi Trọng Hiửn cho rằng điửu đó thể hiện sự tôn trọng giữa những người trong nghử. Và  có "kiêng" trùng lặp thì tên gọi mới phong phú được! Còn cứ ra sau mà  trùng tên với cái đã có trước thì rất... "sái"! Аau đáu với việc của lớp cháu con, ngà y 16-4, GS, TS Trần Văn Khê gử­i thư cho cả hai: "Trong khi hồ sơ vử nghệ thuật ca trù sắp được trình cho UNESCO mà  có những việc xảy ra như vậy, chứng tử rằng trong giới nghệ nhân còn thiếu sự nhất tâm, đoà n kết, điửu đó sẽ không có lợi cho chúng ta trên lập trường quốc tế".

GS dẫn hai sản phẩm ra sau nhưng lấy trùng với sản phẩm ra trước như nhãn hiệu "Thuốc con nai" ở Việt Nam với hình ảnh con nai đứng của một nhà  thuốc, bị dùng lại ở một nhà  thuốc khác nhưng với hình... con nai nằm! Và  ở Pháp khi pho mát "Con bò cười" ra đời và i chục năm thì pho mát "Con bò buồn" cũng khai sinh nhưng với cái nhãn hiệu đầu bò giống y hệt! Cuối thư, ông nhấn mạnh: "Thầy rất mong chánh quyửn và  Ban quản trị của trung tâm mới thà nh lập suy nghĩ lại để có những biện pháp thể hiện sự công bình, tình đoà n kết trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật một cách hợp tình hợp lý, vì lý tưởng chung hơn vì quyửn lợi cá nhân".

GS Tô Ngọc Thanh khẳng định là  với sự việc nà y, không nên đặt vấn đử "tranh chấp" tên gọi. Bởi lẽ CLB do Hội Văn nghệ dân gian tổ chức với mục đích chính là  truyửn dạy, đà o tạo lực lượng kế tục của ca trù, còn Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long lại nhằm mục đích biểu diễn là  chính. à”ng cho rằng, nên để "trăm hoa đua nở", vì mục đích quan trọng hơn là  gìn giữ và  phát huy được vốn quý của ca trù.

Ai giữ "ca trù Hà  Nội"?

Chuyện tế nhị khác có lẽ cũng không thừa khi nhắc ra ở đây, là  cả hai chị đửu chung thầy học. Và  có thể coi là  "đồng môn" "tỷ muội", người trước, người sau. Chị Bạch Vân từng có thời gian chăm lo, săn sóc tới hai nghệ nhân ca trù lão là ng Nguyễn Phú Аẹ và  Nguyễn Thị Chúc. Vử sau chị Huệ cũng được thụ giáo và  thà nh lập CLB với vai trò cố vấn quan trọng của hai cụ. Như vậy, dù gì thì vẫn là  những người chung thầy, chung nghiệp đặng phục hồi, giữ lử­a và  nhen nhóm nghệ thuật.

Còn nhớ "CLB ca trù Hà  Nội" được nghệ sĩ Bạch Vân gây dựng từ năm 1991. Gần 20 năm sinh hoạt đửu đặn ở Bích Câu đạo quán trên đường Cát Linh, thà nh quả không thể phủ nhận, góp phần nhắc nhở người ta rằng ở Hà  Nội vẫn có và  còn ca trù, dù rằng còn rất hiếm người am hiểu nó, chưa nói đến sự tinh thông. Chị Bạch Vân còn đáng nể khi theo đòi và  gây dựng chỉ vì lòng đam mê, thậm chí phải "gánh" cả điửu tiếng vì là m "việc khác người". Quả cũng đáng tiếp tục lưu giữ một cái tên rất đẹp và  gần gũi: "Ca trù Hà  Nội".

Nhìn lại sự việc trên, với những người miệt mà i theo nghiệp tổ, thì việc tuân thủ phong tục và  lử luật, trong đó có những quy ước bất thà nh văn của nghệ thuật ca trù xưa, sẽ là  chìa khóa trong cả hà nh nghử và  hà nh xử­.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Rắc rối quanh việc trùng tên gọi "ca trù Thăng Long"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO