Rắc rối quanh việc trùng tên gọi "ca trù Thăng Long"
Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 10:31, 24/04/2009
Đối cực
Sau một chặng đường dà i ra đời và hoạt động của các CLB, nhóm ca trù tại Hà Nội, nghệ thuật ca trù dường như "ngấp nghé" một bước chuyển mới khi ra đời một trung tâm văn hóa ca trù. Tại Bảo tà ng Cách mạng Việt Nam, ngà y 3-4, trung tâm biểu diễn khai trương, đà o nương, nghệ sĩ, Thạc sĩ Bạch Vân - Chủ nhiệm CLB ca trù Hà Nội giữ vai trò phó giám đốc phụ trách nghệ thuật.
Chuyện tưởng đã khiến người yêu ca trù chỉ có thể phấn khởi, mừng cho những người gắng đem tâm, tà i, lực ra nhen nhóm nghệ thuật, đưa nó đến rộng rãi hơn với công chúng. Thậm chí có thể hy vọng ít nhiửu vử con đường thương mại hóa cổ nhạc! Ấy vậy mà chút băn khoăn đã dấy lên khi xuất hiện những khúc mắc. Đó là việc địa chỉ mới nà y lấy tên gọi: Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long. Trong khi đã có một CLB ca trù Thăng Long - một chi hội của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, do nghệ sĩ, đà o đà n, Thạc sĩ Phạm Thị Huệ là m chủ nhiệm, đã được biết đến mấy năm qua, hiện đang sinh hoạt tại đình là ng Cống Vị. Chị Huệ đã có đơn gửi trung tâm cùng một số cơ quan quản lý văn hóa, đử nghị đổi tên nhằm tránh nhầm lẫn.
Có lẽ trong lúc ấy, chị còn muốn tránh sự mất công giải thích sau nà y, nhất là với lớp con cháu, khi nhắc tới cụm từ chung "ca trù Thăng Long". Thực tế đã có phóng viên viết bà i vử trung tâm nhưng down load ảnh trên mạng xuống minh họa, lại trúng ảnh của CLB.
Thế nhưng chị Bạch Vân nhất quyết không đổi! "Ca trù" là tên chung, "Thăng Long" cũng chung từ nghìn năm nay, nà o của riêng ai! Nhà hát múa rối Thăng Long, Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long bao năm nay vẫn chung danh từ "Thăng Long" cả đấy! Chuyện lình xình, qua lại trên báo chí đến hôm nay đã gần một tháng vẫn chưa ngã ngũ.
Bên tình bên lý
Trước sự thể nà y, có những suy nghĩ e chừng không có lợi cho đại cuộc là quá trình đử nghị UNESCO công nhận ca trù là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Vì ta đang chứng minh với UNESCO là ca trù sắp biến mất, nay nhỡ người ta lại thấy hiện diện hẳn một trung tâm với cả nhà hát biểu diễn bán vé nữa, thì liệu người ta có cho rằng ca trù vẫn đang "sống sung túc" không? Có những băn khoăn khi thực chất, xét vử lý thì CLB thật là khó yêu cầu trung tâm cải biến cái tên nà y.
Vì đến nay vẫn chưa có sự công nhận nà o của pháp luật cho phép CLB độc quyửn cụm từ "ca trù Thăng Long". Kể cả có muốn công nhận thì cũng khó đủ cơ sở vì hai từ "ca trù", "Thăng Long" đúng là của chung. Nhưng vử tình thì quả là là m như vậy không nên, trong truyửn thống sinh hoạt, hà nh nghử xưa của các giáo phường thì người ta vẫn thường tránh lấy trùng tên nhau. Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiửn cho rằng điửu đó thể hiện sự tôn trọng giữa những người trong nghử. Và có "kiêng" trùng lặp thì tên gọi mới phong phú được! Còn cứ ra sau mà trùng tên với cái đã có trước thì rất... "sái"! Đau đáu với việc của lớp cháu con, ngà y 16-4, GS, TS Trần Văn Khê gửi thư cho cả hai: "Trong khi hồ sơ vử nghệ thuật ca trù sắp được trình cho UNESCO mà có những việc xảy ra như vậy, chứng tử rằng trong giới nghệ nhân còn thiếu sự nhất tâm, đoà n kết, điửu đó sẽ không có lợi cho chúng ta trên lập trường quốc tế".
GS dẫn hai sản phẩm ra sau nhưng lấy trùng với sản phẩm ra trước như nhãn hiệu "Thuốc con nai" ở Việt Nam với hình ảnh con nai đứng của một nhà thuốc, bị dùng lại ở một nhà thuốc khác nhưng với hình... con nai nằm! Và ở Pháp khi pho mát "Con bò cười" ra đời và i chục năm thì pho mát "Con bò buồn" cũng khai sinh nhưng với cái nhãn hiệu đầu bò giống y hệt! Cuối thư, ông nhấn mạnh: "Thầy rất mong chánh quyửn và Ban quản trị của trung tâm mới thà nh lập suy nghĩ lại để có những biện pháp thể hiện sự công bình, tình đoà n kết trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật một cách hợp tình hợp lý, vì lý tưởng chung hơn vì quyửn lợi cá nhân".
GS Tô Ngọc Thanh khẳng định là với sự việc nà y, không nên đặt vấn đử "tranh chấp" tên gọi. Bởi lẽ CLB do Hội Văn nghệ dân gian tổ chức với mục đích chính là truyửn dạy, đà o tạo lực lượng kế tục của ca trù, còn Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long lại nhằm mục đích biểu diễn là chính. à”ng cho rằng, nên để "trăm hoa đua nở", vì mục đích quan trọng hơn là gìn giữ và phát huy được vốn quý của ca trù.
Ai giữ "ca trù Hà Nội"?
Chuyện tế nhị khác có lẽ cũng không thừa khi nhắc ra ở đây, là cả hai chị đửu chung thầy học. Và có thể coi là "đồng môn" "tỷ muội", người trước, người sau. Chị Bạch Vân từng có thời gian chăm lo, săn sóc tới hai nghệ nhân ca trù lão là ng Nguyễn Phú Đẹ và Nguyễn Thị Chúc. Vử sau chị Huệ cũng được thụ giáo và thà nh lập CLB với vai trò cố vấn quan trọng của hai cụ. Như vậy, dù gì thì vẫn là những người chung thầy, chung nghiệp đặng phục hồi, giữ lửa và nhen nhóm nghệ thuật.
Còn nhớ "CLB ca trù Hà Nội" được nghệ sĩ Bạch Vân gây dựng từ năm 1991. Gần 20 năm sinh hoạt đửu đặn ở Bích Câu đạo quán trên đường Cát Linh, thà nh quả không thể phủ nhận, góp phần nhắc nhở người ta rằng ở Hà Nội vẫn có và còn ca trù, dù rằng còn rất hiếm người am hiểu nó, chưa nói đến sự tinh thông. Chị Bạch Vân còn đáng nể khi theo đòi và gây dựng chỉ vì lòng đam mê, thậm chí phải "gánh" cả điửu tiếng vì là m "việc khác người". Quả cũng đáng tiếp tục lưu giữ một cái tên rất đẹp và gần gũi: "Ca trù Hà Nội".
Nhìn lại sự việc trên, với những người miệt mà i theo nghiệp tổ, thì việc tuân thủ phong tục và lử luật, trong đó có những quy ước bất thà nh văn của nghệ thuật ca trù xưa, sẽ là chìa khóa trong cả hà nh nghử và hà nh xử.