Sự kiện & Bình luận

Ra mắt Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp

T. Trang 11:25 18/04/2024

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp đã làm lễ ra mắt và thông tin Báo cáo chỉ số khởi nghiệp quốc gia năm 2024.

kn2.jpg
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Minh (ngoài cùng bên phải) và TS. Vũ Tiến Lộc (thứ 2 từ bên trái) chúc mừng các lãnh đạo Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp.

Viện nghiên cứu Khởi nghiệp trực thuộc Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 61/QĐ-KNQG của Ban Thường vụ Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia. Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp đã được Bộ KH&CN cấp “Chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ” ngày 8/3/2024.

Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao, ứng dụng công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lĩnh vực phát triển khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp.

Tại lễ ra mắt, GS.TS. Đinh Xuân Dũng - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp cho biết, mục tiêu của Viện là hỗ trợ, bồi dưỡng, khai mở cho doanh chủ những hiểu biết, năng lực và điều kiện cần thiết để có kiến thức, phẩm chất cống hiện xây dựng đất nước...

Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp sẽ đồng hành và trợ giúp các doanh nghiệp tìm ra con đường phát triển riêng biệt để đạt được các thành tích vượt trội một cách bền vững, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam thịnh vượng và hùng cường.

"Mục tiêu đến năm 2045 Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp trở thành đơn vị nghiên cứu và đào tạo hàng đầu về khởi nghiệp, kinh doanh và phát triển cá nhân cho nhà khởi nghiệp" - GS.TS. Đinh Xuân Dũng nói.

kn4.jpg
Lãnh đạo nhiều địa phương, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quan tâm tham dự lễ ra mắt Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp.

Đánh giá về báo cáo, PGS.TS Nguyễn An Thịnh, Trưởng Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, Khung chỉ số Khởi nghiệp Quốc gia cung cấp “bức tranh” toàn cảnh về hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam; Báo cáo xác định lợi thế so sánh của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới; Theo dõi và phân tích xu hướng phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam theo thời gian; Xác định những ngành, lĩnh vực khởi nghiệp tiềm năng và có khả năng phát triển mạnh trong tương lai…

Từ đó góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước; khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ; thu hút các quỹ đầu tư, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

kn1.jpg
Quang cảnh lễ ra mắt viện nghiên cứu khởi nghiệp.

Tại sự kiện này, Viện cũng đã thông tin về Báo cáo chỉ số khởi nghiệp quốc gia. Thứ nhất, chỉ số khởi nghiệp liên quan đến việc xác định nhu cầu, hoặc cơ hội trên thị trường, phát triển một kế hoạch kinh doanh để giải quyết nó, khởi động và điều hành hoạt động kinh doanh. Khởi nghiệp chú trọng đến việc kết hợp sự đổi mới, kỹ năng và tầm nhìn để phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng mới đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra giá trị cho đối tượng mục tiêu.

Thứ hai, khởi nghiệp sáng tạo - một loại hình khởi nghiệp dựa trên những ý tưởng mới, độc đáo và chưa từng có trên thị trường. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường tập trung vào việc giải quyết những vấn đề hiện có bằng cách đưa ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả.

Thứ ba, hệ sinh thái khởi nghiệp là mạng lưới các cá nhân, tổ chức và cơ quan hỗ trợ và thúc đẩy việc thành lập và phát triển các doanh nghiệp mới. Hệ sinh thái khởi nghiệp được coi là một môi trường nuôi dưỡng, cung cấp các nguồn lực và kết nối mà các doanh nhân cần để phát triển.

Thứ tư, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là thước đo hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất, bao gồm lao động và vốn. TFP phản ánh mức độ tăng trưởng sản lượng vượt quá mức tăng trưởng của các yếu tố đầu vào. TFP cao cho thấy doanh nghiệp, hoặc nền kinh tế đang sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hơn, dẫn đến tăng trưởng cao hơn. TFP thấp cho thấy doanh nghiệp, hoặc nền kinh tế đang lãng phí các yếu tố đầu vào, dẫn đến tăng trưởng thấp hơn.

Thứ năm, đổi mới sáng tạo là một khái niệm rộng, bao gồm việc tạo ra, áp dụng và phát triển các ý tưởng, công nghệ, quy trình, sản phẩm, dịch vụ mới hoặc cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị và tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức và xã hội.

Thứ sáu, nghiên cứu và triển khai (R&D) là các hoạt động tìm kiếm kiến thức và ứng dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc công nghệ mới. R&D là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra giá trị mới.

Tại sự kiện, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia đã ký hợp tác với các Sở KH&CN tỉnh Nam Định, Quảng Nam và các doanh nghiệp./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt Viện Nghiên cứu Khởi nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO