Ra mắt cuốn sách "Võ Văn Kiệt: Trăm năm trong một chữ Dân"

Hải Truyền| 09/12/2022 12:51

Chiều 8/12, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1922 - 2022), Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Viện lãnh đạo ABG và gia đình cùng nhóm tác giả ở Hà Nội tổ chức tọa đàm ra mắt cuốn sách "Võ Văn Kiệt: Trăm năm trong một chữ Dân".

z3945244369030_aca506bdc4d23bae5dc6878540539528.jpg
Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Viện lãnh đạo ABG và gia đình cùng nhóm tác giả ở Hà Nội tổ chức tọa ra mắt cuốn sách "Võ Văn Kiệt: Trăm năm trong một chữ Dân".

Sách dày hơn 300 trang, được chia làm 3 phần chính:

Phần 1: Thủ tướng làm được nhiều việc nhất cho dân tộc, cho đất nước.

Phần 2: Có một tinh thần Sáu Dân để lại.

Phần 3: Cháy mãi ngọn lửa khát vọng cho tương lai.

Mở đầu cuốn sách, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có bài viết “Nhớ cái hào sáng, nghĩa khí Võ Văn Kiệt” khẳng định “Cái tính cách gần gũi, chịu lắng nghe của ông Sáu Dân- một ưu điểm nổi bật mà không phải người lãnh đạo cấp cao nào cũng có”.

"Võ Văn Kiệt: Trăm năm trong một chữ Dân" là một tập hợp các bài viết công phu của 32 tác giả gồm những đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các chuyên gia kinh tế, các chính khách, các nhà ngoại giao, các nhà báo, các trợ lý, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Tất cả người viết đều đã từng gặp gỡ, làm việc và có nhiều dấu ấn với cuộc đời và phong cách làm việc của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

"Võ Văn Kiệt: Trăm năm trong một chữ Dân" được đánh giá là cuốn sách hay vì hầu hết những bài viết đều lần đầu được công bố. 32 tác giả với nhiều lứa tuổi, vị trí công tác khác nhau đều cố gắng tìm cách bày tỏ tình cảm của mình qua ngòi bút để cố gắng khắc họa cuộc đời hoạt động và di sản của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - một người đã “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tất cả vì lợi ích của đất nước, của Nhân dân”.

Các mẩu chuyện nhỏ được chia sẻ bởi các vị khách mời phần lớn đã cao tuổi đã giúp người nghe hiểu thêm về cuộc đời cách mạng của ông Sáu Dân. Ông có tầm nhìn xa, trông rộng nhưng lại rất gần gũi với thực tiễn đời sống của đất nước, hết lòng vì quyền lợi của người dân. Trong dòng suy nghĩ về đại đoàn kết dân tộc, ông Sáu Dân là người tôn trọng và lắng nghe trí thức, xem trí thức là hiền tài, là nguyên khí quốc gia, không phân biệt nguồn gốc đào tạo.

Bài liên quan
  • Ra mắt cuốn sách Hà  Nội “ 30 năm đổi mới, phát triển
    NHN Online - Chiửu 14-2, Thà nh ủy Hà  Nội đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách Hà  Nội 30 năm đổi mới, phát triển 1986-2016. Cuốn sách do TS Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thà nh ủy Hà  Nội và  GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận Trung ương đồng chủ biên.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh phù hợp với bối cảnh mới
    Trong nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã tập trung, ưu tiên nhiều nguồn lực cho phát triển văn hoá, góp phần “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương cũng như của Thành phố.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt cuốn sách "Võ Văn Kiệt: Trăm năm trong một chữ Dân"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO