Quỹ khuyến học Nguyễn Đan Quế: Chắp cánh những ước mơ

Minh Huệ| 18/09/2019 15:54

Đó là những câu thơ may mắn không bị thất lạc trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc của chí sĩ yêu nước Nguyễn Đan Quế - một trong những người tiêu biểu cho nhân cách trí thức và tinh thần yêu nước, ý thức dấn thân hành động vì độc lập tự do của dân tộc. Ông là người con của mảnh đất Sóc Sơn xưa, nay là xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Cả cuộc đời gắn bó và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, tên tuổi của ông đã góp phần làm rạng rỡ cho truyền thống của mảnh đất xứ Thanh. Và nay, cũng chính mảnh

Quỹ khuyến học Nguyễn Đan Quế: Chắp cánh những ước mơ
Cụ Đốc học Nguyễn Đan Quế
Nhà chí sĩ yêu nước  Nguyễn Đan Quế

Nguyễn Đan Quế là một người yêu nước chân chính, hoạt động xã hội mạnh mẽ, con người của bình dân, giản dị, chí tình, chí nghĩa. Ông sống vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Ông cũng là vị hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường Tiểu học dạy theo hệ Pháp - Việt, trường Tiểu học Pháp - Việt Hương Thủy được thành lập từ những năm hai mươi của thế kỷ XX . Ông từng đậu cử nhân khoa Nhâm Tý 1912, sau đó ông vào Huế thụ huấn ở Quốc Tử Giám và được bổ nhiệm chức Huấn đạo huyện Phú Lộc, Phủ Thừa Thiên. Năm 1926, ông xin chuyển về quê được bổ làm hiệu trưởng Trường Tiểu học Pháp – Việt phủ Quảng Hóa nay là Trường Tiểu học Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc.

Từ giữa năm 1925, phong trào yêu nước rộng khắp trên phạm vi cả nước trong đó có Thanh Hóa, Nguyễn Đan Quế cũng tham gia Đảng Tân Việt ngay từ những ngày đầu. Đến năm 1928, ông làm Bí thư Chi bộ Đảng Tân Việt, huyện Vĩnh Lộc, sau đó được Cách mạng vận động vào Huế làm Nghị sĩ dân biểu Trung Kỳ và chủ bút tờ báo Dân. Tờ báo do các dân biểu tiến bộ đóng góp kinh phí nên chủ yếu phản ánh nguyện vọng của dân chúng, dùng tiếng nói nghị trường bênh vực quyền lợi của dân chúng. Sâu xa hơn, sự ra đời của tờ báo là từ nhu cầu ngôn luận công khai của Đảng Cộng sản.  Báo do Phan Đăng Lưu trực tiếp chỉ đạo, tham gia biên tập và viết bài còn có Hải Triều, Hải Thanh, Bùi San, Tố Hữu, Ngô Đức Mâu, Lâm Mộng Quang, Trịnh Xuân An, Nguyễn Cửu Thạnh... Có thể nói báo Dân đã góp phần làm dâng lên làn sóng cách mạng của nhân dân, hỗ trợ không nhỏ cho cuộc đấu tranh nghị trường. Viện Dân biểu Trung kỳ dựa vào nội dung đăng tải trên báo đã bác hẳn dự án tăng thuế, yêu cầu bỏ thuế nhà tranh ở các thành phố, báo Dân trở thành tờ báo có nhiều độc giả nhất Trung Kỳ, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Nguyễn Đan Quế.

Quỹ khuyến học Nguyễn Đan Quế: Chắp cánh những ước mơ
Lễ trao học bổng Nguyễn Đan Quế cho học sinh trong dịp khánh thành trường THCS Vĩnh Hùng do doanh nhân Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng LienVietPostBank xây tặng
Năm 1938, thực dân Pháp đình bản báo Dân, cụ Nguyễn Đan Quế bị cách chức nghị sĩ, tiếp tục trở về Sóc Sơn hoạt động. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông công tác tại mặt trận huyện Vĩnh Lộc, rồi làm Thường trực Hội Liên Việt khu IV. Tháng 7/1948, Hồ Chủ tịch đã cử đồng chí Trần Đăng Ninh về đón cụ ra chiến khu Việt Bắc làm việc, vì sức khỏe kém ông không thể đáp ứng. Hơn một năm sau, ông mất. Sinh thời Nguyễn Đan Quế không chỉ là nhà giáo, nhà hoạt động xã hội, nhà báo mà còn là một nhà văn. Ông đã từng dịch sách, viết xong hai tiểu thuyết đặt tên là “Chén rượu trùng phùng”, “Hổ phận làm cha”, viết hồi ký “Đứng trước bầy bò” và một tập thơ. Đáng tiếc phần lớn đều bị thất lạc trong binh loạn. Điều mà ông ghi nhận về cuộc đời mình và muốn đời sau ghi nhận không phải là một ông cử, ông quan, ông nghị, nhà báo mà là một nhà giáo – một người thầy. 

Tiếp nối truyền thống cha ông

Với tâm nguyện được góp sức cho sự nghiệp trồng người của quê hương, tiếp nối truyền thống gia đình cách mạng, hậu duệ của cụ Nguyễn Đan Quế là nhà thơ, doanh nhân Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank đã cùng Ngân hàng LienVietPostBank quyết định đầu tư 8 tỉ đồng để xây dựng Trường THCS Nguyễn Đan Quế tại xã Vĩnh Hùng. Chỉ trong một thời gian ngắn, cơ ngơi mới khang trang của Trường THCS Vĩnh Hùng đã thay thế cho những lớp học dột nát, tạm bợ. Thể theo nguyện vọng của nhân dân và chính quyền xã Vĩnh Hùng, tháng 1/2011, trường được vinh dự mang tên nhà chí sĩ Nguyễn Đan Quế. Cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp là yếu tố quan trọng trợ giúp đắc lực việc giảng dạy học tập của thầy trò trường Nguyễn Đan Quế. Các em học sinh một vùng quê nghèo khó lam lũ, trong đó có học sinh dân tộc Mường được học trong những căn phòng học khang trang với các thiết bị giảng dạy hiện đại giúp các em ngày một phát huy hơn nữa truyền thống hiếu học của quê hương.

Quỹ khuyến học Nguyễn Đan Quế: Chắp cánh những ước mơ
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng và doanh nhân
Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng LienVietPostBank
trao học bổng Nguyễn Đan Quế cho học sinh
Không dừng lại ở đó, năm 2012, Quỹ Khuyến học khuyến tài Nguyễn Đan Quế cũng đã được LienVietPostBank vận động thành lập với tài trợ bước đầu 6,6 tỉ đồng. Quỹ Khuyến học khuyến tài Nguyễn Đan Quế ra đời nhằm hỗ trợ những học sinh, sinh viên, giáo viên... là con em của tỉnh Thanh Hóa đang sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa, có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, giảng dạy, qua đó, động viên, khuyến khích và phát huy những tài năng, đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục, công cuộc đổi mới và xây dựng quê hương, đất nước.

Từ khi ra đời, Quỹ Khuyến học khuyến tài Nguyễn Đan Quế đã trao thưởng cho hàng trăm nghìn xuất học bổng học sinh, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, là động lực để các em học sinh vươn lên bằng con đường học vấn, tu thân, lập nghiệp của tuổi trẻ xứ Thanh. Học bổng Nguyễn Đan Quế có tiếng vang lớn, là sự tri ân của lớp người hôm nay đến tổ tiên nguồn cội, là hành động thiết thực cho tương lai mai sau. Truyền thống đất học xứ Thanh được phát huy mạnh mẽ, sâu rộng. 

Bước vào năm học 2019 – 2020, quỹ Khuyến học Nguyễn Đan Quế trao 900 xuất học bổng cho học sinh của nhiều địa phương của xứ Thanh tại trường THCS Nguyễn Đan Quế. Nhà thơ, doanh nhân Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank - người tham gia sáng lập và đóng góp rất nhiều công sức cho quỹ, đồng thời ông cũng là Chủ tịch quỹ chia sẻ: “Quỹ khuyến học Nguyễn Đan Quế ra đời và đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo chỗ dựa vững chắc, cổ vũ, động viên học sinh sinh viên, đặc biệt là con em hộ nghèo nỗ lực nhiều hơn trong học tập, qua đó thúc đẩy sự học đất Thanh ngày càng phát triển. Từ đó khuyến khích và phát huy những tài năng trẻ, góp phần tích cực vào công tác khuyến học, khuyến tài của tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng nhu cầu của tiến trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương và của đất nước”.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Quỹ khuyến học Nguyễn Đan Quế: Chắp cánh những ước mơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO