Chính sách & Quản lý

Quy định mới về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

Tô Ngọc Oanh 07:28 14/06/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới, quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) có hiệu lực thi hành từ ngày 22/7/2024, trong đó bổ sung một số quy định mới, rõ ràng hơn về xét tặng danh hiệu.

Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 6/6/2024 quy định rõ hơn điều kiện hoạt động của cá nhân được xét danh hiệu gồm: cá nhân hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại các đơn vị văn hóa, nghệ thuật công lập; cá nhân hoạt động văn hóa, nghệ thuật tại các đơn vị văn hóa, nghệ thuật ngoài công lập; cá nhân đang làm công tác giảng dạy hoặc quản lý trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nhưng vẫn tham gia hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp; cá nhân hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp tự và cá nhân hoạt động sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng trao danh hiệu NSƯT cho các nghệ sĩ, đại diện gia đình cố nghệ sĩ tại lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10. (Ảnh: Trần Huấn)

Đồng thời, bổ sung thêm đối tượng “Quay phim thể loại phim kết hợp nhiều loại hình”; “Nhạc sĩ sáng tác tác phẩm âm nhạc” và “Nhà nhiếp ảnh”. Như vậy, đối tượng xét tặng có sự mở rộng.

Về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, cá nhân xét tặng danh hiệu NSND phải tiếp tục đạt tiêu chuẩn về giải thưởng trong nước, quốc tế. Nghị định bổ sung quy định rõ hơn về giải Vàng của cá nhân phải là Giải Vàng quốc gia, trong đó có 1 Giải vàng quốc gia là của cá nhân.

Đồng thời, quy định cụ thể hơn đối với cá nhân là người cao tuổi; cá nhân là giảng viên các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật,… có nhiều đóng góp tiêu biểu, xuất sắc trong loại hình, ngành nghề nghệ thuật vẫn đang tích cực tham gia các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp cấp tỉnh và quốc gia.

Bổ sung cá nhân hoạt động trong loại hình: nhạc giao hưởng thính phòng, nhạc vũ kịch, nhạc kịch xét theo tiêu chí “có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật tiêu biểu xuất sắc, chưa đáp ứng tiêu chí về giải thưởng theo quy định”. Đối với các cá nhân là giảng viên, quy định rõ ràng đào tạo trực tiếp từ 3 học sinh, sinh viên tham gia đạt giải Vàng tại cuộc thi nghệ thuật cấp quốc gia, quốc tế.

Tương tự, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” cũng quy định rõ hơn về giải Vàng của cá nhân phải là Giải Vàng quốc gia, trong đó có 1 Giải vàng quốc gia là của cá nhân. Bổ sung cá nhân hoạt động trong loại hình: nhạc giao hưởng thính phòng, nhạc vũ kịch, nhạc kịch xét theo tiêu chí “có cống hiến nổi trội, có tài năng nghệ thuật xuất sắc chưa đáp ứng tiêu chí về giải thưởng theo quy định”.

Đối với các cá nhân là giảng viên, đào tạo trực tiếp từ 3 học sinh, sinh viên, trong đó có 2 học sinh, sinh viên tham gia đạt giải Vàng và 1 học sinh, sinh viên tham gia đạt giải Bạc tại cuộc thi nghệ thuật cấp quốc gia, quốc tế.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cụ thể nguyên tắc làm việc của từng cấp Hội đồng, trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng cấp Hội đồng giúp đảm bảo chất lượng các hồ sơ trình lên Hội đồng cấp trên, không ai đánh giá đúng và “chuẩn” về tài năng nghệ thuật và quá trình hoạt động nghệ thuật./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Yêu cầu siết chặt quản lý di tích trên cả nước
    Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký ban hành công văn số 1218/BVHTTDL-DSVH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận họp báo của Công ty Chị em rọt
    Liên quan tới sự việc chiều 14/3 tại Hà Nội, lần đầu tiên Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt (CER) tổ chức gặp mặt cung cấp thông tin về những "lùm xùm" gần đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội cho biết đơn vị chưa cấp phép họp báo cho công ty này.
  • Ra mắt Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam
    Chiều 7/3/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống Việt Nam chính thức ra mắt. Trung tâm được thành lập bởi Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) với mục tiêu trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, góp phần giữ gìn và lan tỏa nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại.
  • Quy hoạch bảo quản, tu bổ và phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà
    Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 25/2/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Cảng quân sự Đông Hà (Quảng Trị).
  • Khơi thông chính sách để du lịch cộng đồng bứt phá
    Vừa qua, nhiều người dân kiến nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cần ban hành hoặc hướng dẫn cụ thể khung chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là về mức hỗ trợ cho người dân, giúp các địa phương có cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Luật Du lịch 2017 (Điều 19), như hỗ trợ về trang thiết bị ban đầu, xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng…
  • Hà Nội chuẩn bị ra “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống”
    UBND TP Hà Nội vừa có Thông báo số 66/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà tại cuộc họp nghe báo cáo công tác quản lý nhà nước về di tích di sản và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Quy định mới về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO