Văn hóa – Di sản

Quần thể di tích chùa Trầm: Nơi lưu giữ lời thiêng sông núi

Đình Vũ 10/02/2024 21:01

Nằm tĩnh mịch dưới chân núi Trầm bên dòng sông Đáy (thuộc địa phận xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội), hang Trầm trong quần thể di tích chùa Trầm là nơi cách đây hơn 77 năm về trước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với câu nói đã trở thành lời thiêng sông núi: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

z5151459519150_709f52d9d6e3def183007fe66c9dc4c9.jpg
Chùa Trầm nằm dưới chân núi Trầm ở xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Hơn ba phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, di tích lịch sử hang Trầm vẫn được bảo vệ và gìn giữ nguyên vẹn. Nơi đây đã ba lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có hai lần Bác ra lời kêu gọi kháng chiến trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta.

z5151459290749_2d459bc23b0a58833a5dd5aa147fd205.jpg
Tấm bia lịch sử ghi lại thời gian phát sóng của Đài tiếng nói Việt Nam tại hang Trầm.

Lời kêu toàn quốc kháng chiến năm 1946, để chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, trong đó nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là liên tục giữ sóng quốc gia, nhằm chuyển tải đầy đủ và kịp thời các chủ trương, đường lối lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước tại thời điểm đó đến với nhân dân, theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, Đài Tiếng nói Việt Nam đã chọn hang Trầm là nơi làm việc từ cuối năm 1946 đến đầu năm 1947.

z5151459417496_99cb4b1f688981aa01f2328cec807a29.jpg
Tấm bia trên vách hang Trầm nhắc nhở với đồng bào ta nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc thơ chúc Tết đến đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài qua Đài Tiếng nói Việt Nam.

Tại hang Trầm, ngày 19/12/1946, qua làn sáng Đài Tiếng nói Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến với câu nói bất hủ: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Câu nói ấy đã ngân vang đến mọi miền tổ quốc và đi vào tâm thức của hơn 30 triệu người dân Việt Nam (lúc đó) như một lời hiệu triệu. Ngay sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, ngày 20/12/1946, quân và dân Thủ đô Hà Nội đã nổ những tiếng súng đầu tiên tấn công thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Cũng tại đây, vào thời khắc Giao thừa Tết Đinh Hợi năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc thơ chúc Tết đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài qua Đài Tiếng nói Việt Nam:

Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió.

Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.

Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến.

Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng.

Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!

Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.

Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công!

Tại cửa hang Trầm hiện vẫn còn cột phát sóng ghi dấu thời kỳ hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam, cũng là mốc lịch sử quan trọng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1966, khi cuộc chiến tranh chống Mỹ bước vào thời điểm khó khăn ác liệt nhất, ngày 3/7/1966, một lần nữa hang Trầm lại được đón Bác về viết Lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chuẩn bị cho Hội nghị chính trị đặc biệt của Trung ương Đảng với tuyên ngôn bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

z5151459314099_004c7ff665b52abddecd540c44dc3e6a.jpg
Hang Trầm với rất nhiều những bài thơ, câu đối bằng chữ nho được khắc trên vách đá.

Trong thời gian làm việc tại đây, trên vách đá của hang Trầm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những câu đối bằng chữ Hán ca ngợi cảnh đẹp của núi Trầm. Bác căn dặn cấp ủy, chính quyền địa phương làm những công trình phúc lợi để phục vụ đời sống của nhân dân cũng như phục vụ cho công cuộc kháng chiến lâu dài.

Với ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng, năm 1962 quần thể di tích chùa Trầm, trong đó có hang Trầm đã được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa Trầm và hang Trầm ngày nay được đông đảo người dân trong cả nước lựa chọn là điểm du xuân đầu năm mới bởi ngoài yếu tố tâm linh thì nơi đây còn mang giá trị rất lớn của lịch sử trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Quận Hai Bà Trưng: Hứa hẹn chương trình “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”
    Thông tin từ UBND quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 13 - 15/12/2024 tại Phố đi bộ Trần Nhân Tông và phụ cận sẽ diễn ra Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng, các điểm di tích lịch sử và du lịch trên địa bàn quận với chủ đề “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
Đừng bỏ lỡ
Quần thể di tích chùa Trầm: Nơi lưu giữ lời thiêng sông núi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO